Theo TS Vũ Thế Khanh – Tổng Giám đốc Liên hiệp khoa
công nghệ tin học ứng dụng UIA, năng lực ngoại cảm đã được
khẳng định từ năm 1997 khi chính phủ và Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường
trực tiếp giao nhiệm vụ khảo nghiệm khả năng đặc biệt cho 3 cơ quan: Viện Khoa
học Hình sự (lúc đó là Bộ Nội vụ và giờ là Bộ Công an), Liên hiệp Khoa học công
nghệ tin học ứng dụng (UIA) và Trung tâm Bảo trợ văn hóa kỹ thuật truyền thống
(thuộc Hội Khoa học Lịch sử).
![Ảnh minh họa Ảnh minh họa](https://danviet.mediacdn.vn/upload/4-2013/images/2013-11-01/1434786448-275ngoai-cam.jpg)
Ảnh minh họa
Trong đề tài này, nhiệm vụ phải trả lời cho Chính
phủ và các cơ quan chức năng của Chính phủ là năng lực ngoại cảm có thật hay
không? Nếu không thật thì phải kiến nghị với các cơ quan chức năng xóa bỏ hình
thái này ra khỏi đời sống văn hóa của nhân dân. Nếu như có thật thì phải tìm ra
những điểm tích cực cũng như những điểm còn hạn chế của phương pháp và tiến tới
nghiên cứu giai đoạn 2.
Nội dung của đề tài là phải thực hiện kiểm định
ít nhất 100 ca để lấy tỷ lệ xác xuất. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, với
thời gian 6 tháng đã có trên 3.000 gia đình liệt sĩ đăng ký, các nhà khoa học
đã khảo nghiệm được gần 1.000 ca và cho xác suất số ca thành công là 70% và số
ca chưa thành công là 30%.
Các hồ sơ khảo nghiệm đều được ghi chép, thống kê và
đánh giá theo ngôn ngữ của khoa học hình sự. Hồ sơ nghiệm thu cũng được báo cáo
với Chính phủ và cơ quan chức năng và đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá rất
cao, đây là kết quả kiểm chứng theo ngôn ngữ của khoa học hiện đại, Chính phủ
và các cơ quan Bộ, ban, ngành cũng đã tuyên dương, khen thưởng đối với những
kết quả này của ba cơ quan.
TS Khanh cũng khẳng định 3 cơ quan này chưa bao
giờ cấp giấy chứng nhận cho bất kỳ nhà ngoại cảm nào. Tuy nhiên, nếu đối tượng
nào xin đăng ký khảo nghiệm thì những cơ quan được giao nhiệm vụ khảo nghiệm sẽ
có quyết định lập Hội đồng nghiên cứu. Nếu những cá nhân có tín hiệu tích cực
thì Hội đồng khoa học mới được thành lập và phải thực hiện ít nhất 100 ca.
Các
kết quả nghiên cứu đều có sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc thuộc Viện khoa
học hình sự. “Chúng tôi đã tìm được nhiều ngôi mộ cách đây hàng trăm năm hoặc
đã tìm được những ngôi mộ ở tận Vân Nam (Trung Quốc), Lào, Campuchia... và đặc
biệt đã tìm được những anh em thất lạc trên 60 năm nay (mặc dù đã thay tên đổi
họ) mà giám định gien đã cho kết quả chuẩn xác” – TS Khanh cho biết.
Thiếu tướng, PGS.TS Ngô Tiến Quý – Nguyên, Viện
trưởng Viện Khoa học hình sự, cũng khẳng định, đã có nhiều liệt
sĩ công an được tìm thấy hài cốt nhờ nhà ngoại cảm. Ví dụ như hài cốt nhiều
liệt sĩ tình báo trong tử ngục Chín hầm Côn Đảo như các đồng chí Lý Văn Tố,
Phan Hữu Đà… đã được tìm thấy nhờ nhà ngoại cảm.
TS Quý cũng cho biết, lực lượng kỹ thuật
hình sự công an nhân dân có nhiệm vụ phát hiện, giám định vật chứng và những
chứng cứ vật chất của các vụ án. Nhưng bản thân ông lại tham gia vào vấn đề
ngoại cảm, không phải chuyển từ “duy vật” sang “duy tâm” mà chỉ đứng vững trên
lập trường “duy vật” để khắc phục những hạn chế mang tính “duy tâm”.
“Với sự
giúp đỡ của khoa học kỹ thuật hiện đại, chúng tôi sẽ khách quan hóa những thông
tin mang tính chủ quan của nhà ngoại cảm để giúp cho việc tìm hài cốt được
chính xác. Đó là việc giám định vật chứng được tùy táng, chôn cùng với hài cốt
hoặc giám định trực tiếp hài cốt bằng các phương pháp hình thái học, ADN…” – TS
Quý khẳng định.
Diệu Linh (tổng hợp) (Diệu Linh (tổng hợp))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.