Nga, Mỹ có ít quyền lực ở Syria hơn họ tưởng

Phương Đăng Thứ hai, ngày 19/09/2016 15:52 PM (GMT+7)
Bất chấp 10 tháng đàm phán giữa Nga và Mỹ, 2 nước được cho là nắm giữ quyền lực lớn nhất trong cuộc xung đột Syria, lệnh ngừng bắn ở đất nước Trung Đông gần như đang đổ vỡ.
Bình luận 0

img

Xe tăng chở hàng cứu trợ, mắc kẹt ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đang cố để tiến vào thành phố Aleppo, Syria

Khoảng 17h chiều ngày 17.9, 2 chiếc chiến đấu cơ F-16 và 2 máy bay tấn công mặt đất A-10 của Mỹ đã ném bom vào những mục tiêu bị xem là các chiến binh Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang bao vây lực lượng ủng hộ chính phủ Syria ở thành phố Deir Ezzor ở miền đông Syria.

Bất cứ ai trong Lực lượng Không quân Mỹ, người đã xác định nhầm các mục tiêu IS đã tạo ra một sai lầm thảm họa. Các máy bay Mỹ đã ném bom giết hại hàng chục binh sĩ thuộc biên chế của quân đội Syria đang chiến đấu chống lại IS tại khu vực được gọi là Jebel Tharda gần sân bay Deir Ezzor.

Theo ước tính, vụ ném bom nhầm đã giết chết ít nhất 62 binh sĩ Syria và làm khoảng 100 người khác bị thương. Nó còn tiếp tay, giúp IS sát hại nốt những binh sĩ còn sống sót trước khi buộc phải rút lui vì bị quân đội Syria với sự hỗ trợ của Lực lượng Không quân Nga phản công.

img

Cảnh tan hoang ở thành phố Deir Ezzor

Deir Ezzor bị IS bao vây hơn một năm qua và 110.00 thường dân đang bị mắc kẹt ở bên trong thành phố này. Vụ ném bom nhầm và danh sách quân nhân Syria thương vong nặng nề phản ánh sự thất bại liên tục trong việc thực hiện thỏa thuận mà Nga và Mỹ đã đạt được vào ngày 10.9 sau 10 tháng ròng rã đàm phán.

Điểm chính của thỏa thuận là lệnh ngừng bắn tại Syria, tháo gỡ mọi cản trở đối với các đoàn xe cứu trợ của Liên Hiệp Quốc vào các khu vực bị bao vây và một chiến dịch không kích chung để chống lại IS của Nga và Mỹ cùng như tổ chức khủng bố Jabhat Fateh al -Sham.

Tệ hơn, cả Nga và Mỹ đang có một “cuộc chiến tranh ngôn từ” tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ở New York, trong đó, Nga cáo buộc Mỹ “đồng lõa” với IS. Còn Washington tố Moscow “cơ hội”, lợi dụng sai lầm mà Mỹ đã lên tiếng xin lỗi để tấn công nước này.

Bộ Ngoại giao Nga ngày 19.9 nhấn mạnh, lệnh ngừng bắn mà 2 nước nắm giữ quyền lực lớn nhất ở Syria đã đạt được sau 10 tháng đàm phán ròng rã gần như đã đổ vỡ sau sự kiện ném bom nhầm ở Deir Ezzor.

Trên thực tế, có một điểm yếu của thỏa thuận từ trước đó là nó không có cơ chế thực thi một cách hiệu quả và nhất quán. Hiện vẫn chưa rõ Mỹ và Nga sẽ làm thế nào để buộc các nhóm đồng minh của họ tuân thủ thỏa thuận cũng như mức độ quyết tâm của 2 cường quốc này để buộc tất cả các bên phải thực thi thỏa thuận.

Mỹ có thể gây áp lực lên các nhóm phiến quân Syria mà nước này hậu thuẫn, buộc họ phải tuân thủ lệnh ngừng bắn, nhưng bao nhiêu áp lực mới đủ? Đó là chưa kể trong chưa đầy 2 tháng nữa, sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Nhà Trắng sẽ có chủ nhân mới và do đó, chính sách Syria của Mỹ sẽ có thể thay đổi. 

Trong khi đó, Nga sẽ có được nhiều lợi ích nếu thỏa thuận trên có hiệu lực. Tuy nhiên, Moscow sẽ gặp khó khăn trong việc “giật dây” chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad để làm theo những gì Nga muốn, ngay cả khi Damascus đang phụ thuộc vào nước này về mặt quân sự.

Theo đó, không phải là không có cơ sở khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bày tỏ lo ngại rằng, nếu thỏa thuận Syria với Nga không thành công, thì không chỉ Syria bị hủy diệt mà các nước láng giềng của nước này cũng sẽ phải gánh chịu những hậu quả đáng kể.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem