Nga phát triển tên lửa chống tăng "bắn-quên"

Thứ hai, ngày 20/05/2013 12:58 PM (GMT+7)
Dân Việt - Nga đang phát triển biến thể tên lửa chống tăng Kornet-EM có khả năng tự động bám theo và tiêu diệt mục tiêu. Đây có thể coi là bước đột phá lớn trong việc phát triển các loại tên lửa chống tăng.
Bình luận 0

Cục thiết kế máy móc công cụ KBP ở Tula đang hoàn tất việc phát triển biến thể tên lửa chống tăng hoạt động theo nguyên lý “bắn-quên” được chỉ định là Kornet-EM. Loại tên lửa này có thể tự động bám theo mục tiêu và tiêu diệt tương tự như nguyên tắc hoạt động của tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ hay Spike của Israel. 

img
Kornet-EM có thể tự động bám theo mục tiêu và tiêu diệt tương tự như nguyên tắc hoạt động của tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ hay Spike của Israel.

Kornet-EM có thể coi là bước đột phá lớn trong việc phát triển các loại tên lửa chống tăng “bắn-quên”. Trước đây, phần lớn các loại tên lửa chống tăng của Nga đều không có được khả năng này. Các tên lửa chống tăng của Nga sau khi phóng đều phải liên tục điều khiển bằng kính ngắm. Điều này dẫn đến người bắn dễ bị gặp nguy hiểm do phải nằm bất động để điều khiển tên lửa.

Tuy nhiên, với hệ thống tên lửa đa năng mới Kornet-EM, vấn đề này đã hoàn toàn được giải quyết. Sau khi được phóng đi, tên lửa sẽ tự động tìm kiếm mục tiêu. Nhưng trong trường hợp cần thiết người bắn có thể can thiệp để điều chỉnh quỹ đạo bay của tên lửa.

Hệ thống tên lửa chống tăng thế hệ 3 Kornet-EM dẫn đường bằng tia laser, là hệ thống đầu tiên của Nga bảo đảm khả năng chống nhiễu tuyệt đối và khả năng phóng từ các phương tiện cơ động. 

img
Đây là hệ thống đầu tiên của Nga bảo đảm khả năng chống nhiễu tuyệt đối và khả năng phóng từ các phương tiện cơ động

Hệ thống tên lửa đa năng mới Kornet-EM cho phép hiện thực hóa các yêu cầu hiện đại đối với tên lửa chống tăng tương lai bằng cách sử dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhưng tương đối rẻ tiền. 

Tầm bắn của loại tên lửa này là 150-10.000 m, có hệ điều khiển tự động, định hướng từ xa, khả năng chống nhiễu cao, có thể đồng thời tấn công 2 mục tiêu, khả năng xuyên giáp bằng phần chiến đấu nổ lõm là 100-1.300 mm (phần chiến đấu nổ phá có sức công phá tương đương 7 kg TNT), thời gian chuyển từ tư thế hành quân sang chiến đấu là 7 giây.

Kornet-EM có chế độ quan sát kỹ thuật với bộ tự động bám mục tiêu cho phép con người không phải tham gia vào quá trình dẫn tên lửa bảo đảm thực hiện nguyên lý “bắn-quên”, tăng 5 lần độ chính xác bám mục tiêu trong điều kiện chiến đấu thực tế và bảo đảm xác suất tiêu diệt cao trong toàn bộ dải tầm bắn của hệ thống, lớn hơn gấp đôi tầm bắn của hệ thống trước đó Kornet-E. 

img
Kornet-EM đang được thử nghiệm trang bị trên xe bọc thép Tigr.

Hệ thống này có khả năng tiêu diệt các loại xe tăng hiện nay và tương lai, xe bọc thép nhẹ, lô cốt, công sự, mục tiêu mặt nước và mục tiêu bay (máy bay không người lái, trực thăng, máy bay cường kích).

Kornet-EM đang được thử nghiệm trang bị trên xe bọc thép Tigr nên có khả năng cơ động rất cao. Dự kiến, Kornet-EM sẽ hoàn tất thiết kế và tiến hành các cuộc kiểm tra đánh giá vào cuối năm 2013.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem