Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Bà Đặng Thị Âu, Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh Phú Yên cho biết: Tính đến cuối tháng 9/2024, toàn tỉnh có 2.251 tổ TK&VV với tổng dư nợ hơn 4.723 tỉ đồng, 92.578 hộ còn dư nợ.
Thực hiện chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, trong tháng 10 vừa qua, NHCSXH Phú Yên đã triển khai ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách nhằm cung cấp thông tin hoạt động tín dụng chính sách và thực hiện một số nghiệp vụ trong quy trình cho vay của NHCSXH trên môi trường số; góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, NHCSXH Phú Yên đã tổ chức tập huấn, triển khai ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách cho 100% thành viên ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện, tổ chức chính trị - xã hội các cấp, cán bộ giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn; đồng thời hướng dẫn sử dụng ứng dụng, cách thực hiện giao dịch thu lãi, thu tiền gửi qua ứng dụng này cho 100% thành viên ban quản lý tổ TK&VV trên địa bàn tỉnh.
Từ đầu tháng 10/2024, khi được cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Phú Yên (NHCSXH Phú Yên) hướng dẫn cài đặt, sử dụng ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách, bà Phan Ái Thi ở phường 4, TP Tuy Hòa bắt đầu áp dụng và thấy rõ sự tiện lợi.
Bà Thi cho biết: Đến nay tôi có kinh nghiệm hơn 10 năm làm tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV). Hằng tháng, để chuẩn bị cho phiên giao dịch, tôi thường đến nhà từng hộ vay thu tiền lãi, sau đó về nhập vào bảng kê, cộng trừ số tiền thu được xem có khớp với sổ sách hay không.
"Đôi khi viết nhầm hoặc lỡ tay nhập sai một số thì phải cộng đi cộng lại mất rất nhiều thời gian"- bà Thi cho biết thêm.
"Khi được hướng dẫn cài đặt, sử dụng ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách tôi thấy rất tiện lợi. Thay vì viết tay và cộng trừ thủ công, nay tôi nhập thẳng vào ứng dụng là ra số tổng, không lo cộng nhầm như trước. Những thông tin liên quan đến hộ vay như vay bao nhiêu chương trình, dư nợ bao nhiêu, lãi bao nhiêu, khi nào chuẩn bị đến hạn, đóng tiết kiệm bao nhiêu…, ứng dụng cũng đều thể hiện rõ. Tôi căn cứ vào đó để quản lý tổ hiệu quả hơn"- bà Thi chia sẻ.
Không riêng bà Thi, trong tháng 10 vừa qua, toàn tỉnh có 315 tổ trưởng tổ TKVV đã thực hiện giao dịch thu lãi, thu tiền gửi của tổ viên qua ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách.
Theo NHCSXH Phú Yên, ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách được cài đặt trên các thiết bị thông minh sử dụng hệ điều hành Android hoặc IOS. Với ứng dụng này, tất cả thông tin giao dịch qua tổ TKVV đều được cập nhật, từ cơ sở dữ liệu cho vay, kết quả thu lãi, thu tiền tiết kiệm, chuyển khoản trả gốc của khách hàng đến kết quả kiểm tra giám sát và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng chính sách… Qua đó giúp giảm thiểu thời gian, đơn giản hóa quá trình giao dịch tại các điểm giao dịch xã.
Thông qua ứng dụng, trưởng ban, thành viên ban đại diện HĐQT các cấp, lãnh đạo, cán bộ NHCSXH, chủ tịch UBND cấp xã, trưởng thôn/buôn/khu phố và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cũng có thể nắm bắt được thông tin tín dụng tại địa bàn, từ đó nâng cao hiệu quả các hoạt động giám sát, quản lý, điều hành chính sách tín dụng.
Ông Nguyễn Ngọc Hưng, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đồng Xuân cho hay toàn huyện có 218 tổ TKVV ở 11 xã, thị trấn. Trong tháng 10/2024, sau khi được tập huấn, 19 tổ trưởng tổ TKVV đã áp dụng thí điểm thu lãi, thu tiền gửi của tổ viên qua ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách. Sắp tới, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đồng Xuân tiếp tục hướng dẫn cho các tổ trưởng tổ TKVV còn lại trên địa bàn thực hiện.
"Hiện một số tổ trưởng tổ TKVV lớn tuổi hoặc không có điện thoại thông minh nên gặp khó khăn bước đầu. Chúng tôi sẽ tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, cầm tay chỉ việc để họ có thể tiếp cận, sử dụng hiệu quả các tính năng của ứng dụng"- ông Hưng nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.