Ngày 22/6 - ngày của ký ức và đau buồn

Văn Giang Thứ bảy, ngày 22/06/2019 10:27 AM (GMT+7)
Ngày 22/6 - ngày của ký ức và đau buồn về những người đã hy sinh trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, bài viết của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga S.V. Lavrov “Về Ngày Chiến thắng” cho tạp chí “Đời sống quốc tế”.
Bình luận 0

img

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Lavrov.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga S.V. Lavrov viết: 

Tháng Năm đã qua, loạt súng chào mừng đã lặng yên, đất nước và thế giới đã kỷ niệm Ngày Chiến thắng. Ngày lễ của các cựu chiến binh - chiến sỹ ngoài mặt trận, lao động hậu phương, của toàn thể nhân dân ta và các dân tộc chiến thắng khác. Cuộc diễu hành hoành tráng trên Quảng trường Đỏ, đặt vòng hoa tại mộ các chiến sỹ vô danh. Một lần nữa - không chỉ ở Nga, mà còn ở nhiều quốc gia khác - cuộc tuần hành của Trung đoàn bất tử - một sáng kiến ​​dân sự đã có được khí thế toàn cầu thực sự. Tham gia vào đây là hàng trăm ngàn người Nga, đồng bào và công dân các quốc gia khác - tất cả những người trân trọng ký ức về Chiến thắng và ký ức về những người đã mang nó đến gần hơn.

Còn một ngày đáng nhớ khác - ngày 22/6 - ngày của ký ức và đau buồn về những người đã hy sinh trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Chúng ta sẽ nhớ tất cả những ai đã ngã xuống trong các trận chiến, bị tra tấn trong các trại giam và trại tập trung, chết vì đói và gian khổ của thời chiến. Đã bắt đầu chuẩn bị lễ kỷ niệm 75 năm Chiến thắng vào năm tới, tất nhiên, sẽ được tổ chức ở cấp độ phù hợp với quy mô chiến công và tinh thần vĩ đại của các anh hùng trong cuộc chiến đó. Và bạn không thể không suy nghĩ về nó: ngày 9/5 có ý nghĩa như thế nào đối với các dân tộc đang trên bờ vực của sự hủy diệt, và tại sao hôm nay ai đó không thích ngày lễ này?

Đối với tôi, một người của thế hệ hậu chiến thứ nhất, lớn lên trong các câu chuyện của những người ngoài mặt trận, lịch sử gia đình về chiến tranh, câu trả lời cho những câu hỏi này là rõ ràng. Các dân tộc Liên Xô và các nước khác trở thành đối tượng của hệ tư tưởng thù ghét con người của chủ nghĩa phát xít, và sau đó là nạn nhân của sự xâm lược từ cỗ máy quân sự mạnh mẽ, có tổ chức và có động cơ nhất thời bấy giờ. Với cái giá là sự hy sinh khủng khiếp, Liên Xô đã góp phần quyết định vào việc đập tan nước Đức Hitler, cùng với quân đồng minh giải phóng châu Âu thoát khỏi bệnh dịch phát xít. Chiến thắng đã đặt nền tảng cho trật tự thế giới sau chiến tranh trên cơ sở an ninh tập thể và hợp tác giữa các quốc gia, mở đường cho việc thành lập Liên Hợp Quốc. Sự thật là như vậy.

Song, đáng tiếc là, ký ức về Chiến thắng là thiêng liêng không phải đối với tất cả mọi người trên thế giới. Thật đáng buồn khi ở Nga có những người nhặt nhạnh được những câu chuyện hoang đường được truyền bá bởi những người muốn chôn vùi ký ức này, và ai đó cho rằng, đã đến lúc phải bỏ lễ kỷ niệm long trọng Ngày Chiến thắng. Số ngày kỷ niệm càng nhiều, càng phải thường xuyên đối mặt với vô thức lịch sử.

Cho dù cay đắng đến mức nào, chúng ta thấy những nỗ lực làm mất uy tín của các anh hùng, tạo ra nghi ngờ giả tạo về tính đúng đắn của con đường mà tổ tiên chúng ta đã đi. Cả ở nước ngoài và ở nước ta, đều nghe thấy rằng, việc quân sự hóa ý thức cộng đồng đang diễn ra ở Nga, còn các cuộc diễu binh và tuần hành vào Ngày Chiến thắng - không gì khác ngoài việc áp đặt tình thần quân phiệt ở cấp nhà nước. Hơn nữa, Nga hình như từ bỏ chủ nghĩa nhân văn và các giá trị của thế giới “văn minh”. Trong khi đó ở châu Âu, họ nói rằng, họ đã quên những “nỗi hận quá khứ”, đã hòa giải và “khoan dung” xây dựng “mối quan hệ hướng đến tương lai”.

Những kẻ thù địch của chúng ta tìm cách làm giảm vai trò của Liên Xô trong Thế chiến II. Họ coi Liên Xô, nếu không phải là thủ phạm chính của cuộc chiến, thì là kẻ xâm lược – ngang hàng với nước Đức phát xít, chúng cường điệu các luận điểm về “trách nhiệm bình đẳng”. Sự xâm lược của Đức Quốc xã đã cướp đi hàng chục triệu sinh linh, tội ác của những kẻ hợp tác và sứ mệnh giải phóng của Hồng quân được đặt một cách vô xỉ trên một bảng. Các di tích đang được dựng lên để vinh danh các đồng phạm của phát xít. Đồng thời, các tượng đài những chiến sỹ giải phóng và những ngôi mộ của những người lính đã ngã xuống ở một số quốc gia bị mạo phạm và phá hủy. Tôi muốn nhắc nhở bạn: Tòa án Nicheberg và các phán quyết của nó đã trở thành một phần không thể tách rời của luật pháp quốc tế - xác định rõ ràng ai đứng về phía thiện, và ai đứng về phía ác. Trong trường hợp thứ nhất, đó là Liên Xô, người đã hiến dâng  hàng triệu mạng sống của con em mình cho Chiến thắng, các quốc gia khác trong liên minh chống Hitler. Thứ hai, chế độ Đệ tam Quốc xã, các quốc gia của Trục và tay sai của chúng, trong đó trên các lãnh thổ bị chiếm đóng.

Lý thuyết lịch sử giả dối để hạ thấp chiến công

Tuy nhiên, những diễn giải giối trá về lịch sử đang được đưa vào hệ thống giáo dục phương Tây. Đưa vào những điều mê hoặc, lý thuyết lịch sử giả dối được thiết kế để hạ thấp chiến công của tổ tiên chúng ta. Giới trẻ tin rằng công lao chính trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít và giải phóng châu Âu không thuộc về quân đội Liên Xô, mà thuộc về phương Tây nhờ cuộc đổ bộ vào Normandy - chưa đầy một năm trước khi đập tan chủ nghĩa phát xít.

Chúng tôi trân trọng và tôn vinh sự đóng góp vào Chiến thắng chung của tất cả các đồng minh trong cuộc chiến đó, chúng tôi cho rằng, thật đáng xấu hổ khi mưu toan đóng một cái nêm giữa chúng tôi. Nhưng cho dù những kẻ giả mạo lịch sử có cố gắng đến mức nào, ngọn lửa sự thật không thể bị dập tắt. Chính các dân tộc Liên Xô đã phá vỡ xương sống của Đệ tam Quốc xã. Đây là một thực tế.

Thật ghê tởm nhìn vào các cuộc tấn công vào Ngày Chiến thắng, vào lễ kỷ niệm chiến công vĩ đại của những người chiến thắng trong cuộc chiến khủng khiếp.

Ở châu Âu, với sự tế nhị chính trị khét tiếng của mình, họ đang cố gắng làm dịu đi “những góc lịch sử nhậy bén”, thay thế nghi thức quân sự cho những người chiến thắng bằng các biện pháp hòa giải “trung lập”. Không còn nghi ngờ gì nữa: cần nhìn về phía trước, nhưng không nên quên những bài học lịch sử.

Ít ai quan tâm đến thực tế ở Ukraine đang tham vọng đến “các giá trị của Châu Âu”, chế độ đã qua của Poroshenko đã từng tuyên bố ngày Quốc khánh là ngày thành lập “Quân khởi nghĩa Ukraine” - một tổ chức tội phạm chịu trách nhiệm về cái chết của hàng chục ngàn người dân thường Ukraine, Belarus, Nga, Ba Lan, Do Thái (tại chính Israel, một dân tộc sống sót sau vụ thảm sát Holocaust, ngày 9 tháng 5 được tuyên bố là ngày lễ chính thức - Ngày Chiến thắng). Những ví dụ rõ ràng khác từ các quốc gia nước ngoài gần nhất của chúng ta: những cuộc tuần hành đuốc, như ở nước Đức phát xít, những cuộc tuần hành của những người Neobanderovts dọc theo các đường phố chính của thành phố anh hùng Kiev, cuộc tuần hành của các cựu chiến binh và người hâm mộ “Waffen-SS” ở Riga và Tallinn. Tôi muốn hỏi những ai không thích nước mắt của các cựu chiến binh của chúng tôi trong các cuộc diễu hành, những ai chỉ trích các hành động “quân sự hóa” nhằm tôn vinh Chiến thắng: “phi quân sự hóa” theo ý thức kiểu châu Âu theo bạn như thế nào?

Tất nhiên, không ai thừa nhận điều này, nhưng có những sự thật: cả Mỹ và NATO và EU đều tha thứ cho các đối tác trẻ tuổi của họ, những người tạo nên sự nghiệp trên tinh thần sợ Nga được biểu hiện rõ ràng. Vì lợi ích của việc sử dụng họ để bảo vệ các liên minh phương Tây trong các vị trí chống Nga, từ chối đối thoại thực dụng bình đẳng với Moscow, những kẻ này tránh xa mọi thứ, kể cả tôn vinh các tên tay sai phát xít và chủ nghĩa sô vanh xấu xa chống lại người Nga và các dân tộc thiểu số khác.

Ngoài ra, đôi khi nảy sinh cảm tưởng là, mục đích của việc dung túng như vậy từ phương Tây là để rũ bỏ trách nhiệm của tất cả những ai  thông đồng với Hitler ở Munich năm 1938, cố gắng hướng sự xâm lược của phát xít sang phương Đông. Mong muốn của nhiều người ở châu Âu muốn viết lại trang lịch sử đáng xấu hổ đó có lẽ, có thể hiểu được. Rốt cuộc, kết quả là Đệ tam quốc xã đã giành được nền kinh tế của một số quốc gia châu Âu lục địa và bộ máy nhà nước của nhiều trong số đó đã tham gia vào cuộc diệt chủng người Nga, người Do thái và các dân tộc khác do Đức quốc xã phát động. Rõ ràng, không phải ngẫu nhiên mà các thành viên của EU và NATO thường xuyên từ chối ủng hộ nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc do Nga khởi xướng về không cho phép tôn vinh chủ nghĩa phát xít. Và “thay thế cách nhìn” về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai ở các nhà ngoại giao phương Tây rõ ràng không phải do sự thiếu hiểu biết về lịch sử (sự thật, cũng có những vấn đề về điều này). Không có gì là thừa khi nhớ lại ngay cả vào những năm “chiến tranh lạnh”, đã không thấy những lời báng bổ như vậy, mặc dù cuộc đối đầu ý thức hệ hình như đã có điều này. Khi đó, ít người dám thách thức vai trò quyết định của Liên Xô trong Chiến thắng chung của chúng ta và uy tín mà đất nước chúng ta có được trong thời kỳ hậu chiến. Những cái mà các đồng minh phương Tây của chúng ta công nhận vô điều kiện. Chính họ, những người đã khởi xướng việc phân chia châu Âu thành các “lĩnh vực trách nhiệm” ngay cả vào năm 1944, khi tại các cuộc đàm phán Xô-Anh, Churchill đã đặt câu hỏi này cho I.V. Stalin.

Ngày nay, xuyên tạc quá khứ, các chính khách và các nhà tuyên truyền phương Tây muốn buộc công chúng nghi ngờ về công lý của trật tự thế giới đã được phê chuẩn trong Hiến chương Liên Hợp Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Chính sách này làm suy yếu hệ thống pháp lý quốc tế hiện có, thay thế nó bằng một “trật tự nào đó dựa trên các quy tắc“. Họ muốn tạo ra trật tự này theo nguyên tắc “sự thật luôn thuộc về kẻ mạnh”, theo “luật rừng”.

Điều này chủ yếu liên quan đến Hoa Kỳ và các đặc thù của Mỹ nhận thức về lịch sử thế kỷ XX. Ở đó, đến nay ý tưởng về “hai cuộc chiến tranh tốt” vẫn còn phổ biến, do đó, Mỹ bảo đảm cho mình sự thống trị quân sự ở Tây Âu và một số khu vực khác trên thế giới, củng cố niềm tin vào sức mạnh của mình, trải qua sự bùng nổ kinh tế và trở thành nhà lãnh đạo thế giới.

Người Mỹ với sự nhiệt tình không kém người châu Âu tạo ra hình ảnh “nước Nga quân phiệt”. Song, phần lớn lịch sử của chính họ là một ví dụ về những cuộc chiến tranh xâm lược bất tận. Trong 243 năm “độc tôn của Mỹ”, chủ nghĩa can thiệp đã trở thành một phần không thể thiếu trong chính sách đối ngoại của Washington. Hơn nữa, giới tinh hoa chính trị của Mỹ coi việc sử dụng vũ lực là một yếu tố tự nhiên của “ngoại giao cưỡng bức” (coercive diplomacy) được thiết kế để giải quyết các nhiệm vụ rộng lớn nhất, bao gồm cả các nhiệm vụ chính trị nội bộ.

Không một chiến dịch bầu cử nào ở Mỹ hoàn tất mà không ướm thử các ứng cử viên khoác áo tổng tư lệnh trong hành động. Bằng chứng về năng lực của chính trị gia Mỹ là sự sẵn sàng sử dụng vũ lực vì bất kỳ lý do gì. Có nhiều ví dụ về việc thực hiện các khuôn mẫu như vậy dưới nhiều cái cớ “hợp lý” khác nhau: tại Grenada năm 1983, Panama năm 1989, Nam Tư năm 1999 hoặc Iraq năm 2003. Đồng thời, ở Mỹ, họ tôn vinh những người lính đã ngã xuống của họ - bất kể là họ chiến đấu vì mục đích gì. Và vào tháng Năm họ tổ chức Ngày Tưởng niệm  (Memorial Day), hơn nữa không ai có bất kỳ nghi ngờ nào về "chủ nghĩa quân phiệt", khi ở nhiều thành phố khác nhau của Mỹ các cuộc diễu hành hải quân và triển lãm hàng không được tổ chức với sự tham gia của các thiết bị quân sự.

Đừng buộc tội vì nhớ đến cha, ông

Về thực chất, chúng ta bị buộc tội vì nhớ đến cha ông chúng ta đã hy sinh trong cuộc chiến giải phóng thần thánh, trao cho họ danh dự quân sự và kỷ niệm Ngày Chiến thắng một cách rộng rãi và với niềm tự hào. Có phải Nga hay Liên Xô đã gây ra hai cuộc chiến tranh thế giới? Ngày nay chúng ta có mạng lưới rộng lớn các căn cứ quân sự được tạo ra để kiểm soát toàn thế giới không?

Đối với các nhà ngoại giao và chính trị gia ngày 9/5 còn là dịp để nhớ lại rằng, các quốc gia của Liên minh chống Hitler năm 1945 tự gọi mình là Liên hiệp quốc. Trong những năm chiến tranh, họ đã kề vai sát cánh. Đã tiến hành "đoàn xe Bắc cực", kết nghĩa anh em trên Elbe. Các phi công Pháp trong thành phần trung đoàn chiến đấu “Normandie-Neman” đã đánh bại kẻ thù trên mặt trận Xô-Đức. Nhận thức về mối đe dọa chung khi đối mặt với hệ tư tưởng thù ghét loài người của Chủ nghĩa quốc gia dân tộc đã giúp các quốc gia với mô hình chính trị và kinh tế - xã hội khác nhau loại bỏ các mâu thuẫn. Yếu tố thống nhất là niềm tin rằng, sự thất bại của Đức Quốc xã sẽ đánh dấu chiến thắng của công lý và chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối.

Sau khi kết thúc chiến tranh, các đồng minh đã xây dựng một kiến ​​trúc mới về quan hệ quốc tế xung quanh lý tưởng hợp tác bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền. Việc thành lập Liên Hợp Quốc đáng lẽ phải là sự bảo đảm chống lại việc lặp lại số phận đáng buồn của người tiền nhiệm - Hội quốc liên. Những người cha sáng lập đã nắm được những bài học lịch sử: không có “buổi hòa nhạc của các cường quốc vĩ đại” - sự  nhất trí của các quốc gia hàng đầu trên hành tinh giữ ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an - thế giới không thể ổn định. Di huấn của họ phải được tuân theo và cả chúng ta hôm nay.

Năm nay, tham gia vào những sự kiện long trọng tôn vinh Ngày Chiến thắng, chúng tôi một lần nữa nói với tất cả những ai muốn nghe: “Vâng, chúng tôi sẵn sàng, cũng như quyết tâm như tổ tiên của chúng tôi chống lại bất kỳ kẻ xâm lược nào. Nhưng người Nga không muốn chiến tranh, không muốn lặp lại sự kinh hoàng và đau khổ”. Định mệnh lịch sử của nhân dân ta là - bảo vệ thế giới. Thế giới, mà chúng ta đang cố gắng bảo vệ nó. Và vì thế, chúng tôi chìa tay ra với tất cả những ai muốn trở thành đối tác tốt. Các đồng nghiệp phương Tây từ lâu đã có những đề xuất của chúng tôi mở ra những con đường thực tế để vượt qua sự đối đầu và tạo ra rào cản đáng tin cậy cho tất cả những ai cho phép khả năng chiến tranh hạt nhân. Những đề xuất đã được củng cố bởi lời kêu gọi được đưa ra vào tháng 5 năm nay bởi các quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể cho Liên minh Bắc Đại Tây Dương nhằm bắt đầu cuộc đối thoại phi chính trị chuyên nghiệp về các vấn đề ổn định chiến lược.

Tôi tin rằng: với suy nghĩ về hòa bình, công dân Nga và các quốc gia khác ngày 9 tháng 5 năm 2020 sẽ được xem các cuộc diễu hành vinh danh 75 năm Chiến thắng vĩ đại và mọi người của các thành phố xuống đường trong hàng ngũ của Trung đoàn Bất tử với dải băng Georgi trên ngực. Ký ức về những người đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù của Tổ quốc, kẻ thù của nền văn minh nhân loại vẫn sống, chừng nào chúng ta còn có Đại lễ của các dân tộc chiến thắng, ngày lễ cứu sinh, ngày lễ giải phóng. Và đừng xấu hổ về quy mô của lễ kỷ niệm này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem