Chị Hồ Phượng Liên, 50 tuổi, người thuộc huyện tự trị các dân tộc Long Thắng (thành phố Quế Lâm, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây,Trung Quốc) đã khiến nhiều người cảm phục bởi ý chí kiên cường và nghị lực vượt lên số phận của mình. Mặc dù cả hai chân bị cụt nhưng chị vẫn dùng đầu gối để đi lại và lao động như những người bình thường.
Kể từ khi mới 6 tháng tuổi, chị không may bị bỏng nặng. Hồi đó cơ sở vật chất không được điều kiện như bây giờ, dù bác sĩ đã tìm đủ mọi cách nhưng đôi chân của chị không thể giữ lại được. Bác sĩ đã phải cưa phần chân dưới của chị Hồ, và để lại 10cm từ gầu gối xuống.
Hiện tại cả người chị Hồ chỉ cao 1,2m. Nếu nhìn từ xa nhiều người sẽ nghĩ rằng chị là “người lùn”. Nhưng khi đến gần mới phát hiện rằng chị quỳ gối để di chuyển.
Chị quỳ gối đi khắp nơi và làm mọi việc như một người bình thường.
Chị Hồ chia sẻ: “Tuy từ bé tôi đã bị mất đi đôi chân, nhưng tôi vẫn không hề cảm thấy ông trời bất công với mình. Ít ra tôi vẫn còn hai tay và tôi vẫn có thể quỳ để đi lại được. Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ đi ăn xin mà tôi sẽ tự kiếm tiền để nuôi sống bản thân mình”.
Hiện chị đang làm việc tại một xưởng gỗ. Chị Hồ cũng đã từng kết hôn. Năm 1982 chị sinh đứa con gái đầu lòng. Nhưng bất hạnh lại đến với chị khi cô con gái được 4 tháng thì chồng chị bỏ đi, tới nay vẫn chưa quay về. Để nuôi con, chị Hồ đã làm đủ mọi việc. Từ năm 2006 đến năm 2010, chị từng làm việc tại một nhà máy khoáng sản, thu nhập khoảng 500-600 tệ/tháng.
Sau đó, con gái chị lấy chồng và chị cũng theo con lên phố sinh sống. Chỗ ở mới cách nhà ở Long Thành gần 50km, mỗi năm chị chỉ về 4-5 lần.
Mỗi năm chị về quê 4-5 lần.
Gần đây nhất, hồi 10/2014, chị đã xin vào làm việc tại một xưởng gỗ, công việc chủ yếu là buộc và di chuyển các bó gỗ chất thành đống.
Tuy vậy, sau mỗi ngày làm việc, hai đầu gối của chị cũng rất hay bị đâu và viêm. Hàng ngày chị đều phải vệ sinh và bôi thuốc liên tục. Mỗi năm chị mất khoảng hơn 1.000 tệ (3,5 triệu đồng) để mua thuốc điều trị.
Tinh Vân (Tấm gương/Tiền phong)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.