Tuần trước, CNN đưa tin về việc một nghiên cứu đã thành công loại bỏ HIV từ DNA của những con chuột bị nhiễm bệnh, bước đầu mang lại triển vọng lớn để chữa trị cho khoảng gần 37 triệu người trên thế giới đang mang mầm bệnh HIV
Theo số liệu thống kê tính đến cuối năm 2017 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), gần 37 triệu người trên thế giới đang phải sống chung với mầm bệnh HIV. Mỗi năm, có khoảng 1 triệu người tử vong vì căn bệnh này, nhưng lại có thêm 1,8 triệu người mới mắc bệnh. Khu vực Châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 25,7 triệu người nhiễm HIV trong năm 2017. Vùng này chiếm hơn 2/3 tổng số ca nhiễm HIV mới trên toàn cầu.
Cũng theo WHO, ở Hoa Kỳ, HIV vẫn là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 7 ở những người trong độ tuổi từ 25-44.
Tại Việt Nam, Tổng cục Thống kê cho biết, tổng số người nhiễm HIV ở Việt Nam còn sống tính đến thời điểm tháng 6.2019 là 209.400 người (chiếm 0,6% số ca nhiễm bệnh so với thế giới). Mỗi năm có khoảng 3.500 người chết vì căn bệnh này. Số người tử vong do HIV tính đến thời điểm 2019 là 98.300 người.
Châu Phi vẫn là khu vực có số bệnh nhân nhiễm HIV cao thế giới. Ảnh: IT
Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng là các nhà khoa học trên thế giới đã và đang tìm ra những phương pháp và thành tựu mới giúp giảm thiểu sự phát triển của vi-rút HIV.
Trong một nghiên cứu mới nhất được công bố vào ngày 2/7 trên tạp chí Nature Communications, các nhà nghiên cứu từ Trường Y khoa Lewis Katz của Đại học Temple và Trung tâm Y tế Đại học Nebraska (UNMC) đã kết hợp công nghệ chỉnh sửa bộ gen với một loại thuốc ức chế giải phóng chậm vi-rút để loại bỏ hoàn toàn tế bào HIV khỏi một số con chuột bị nhiễm bệnh. Phương pháp giải phóng chậm này ngăn chặn sự nhân lên của các tế bào HIV.
Các phương pháp điều trị HIV hiện tại có thể loại bỏ hoàn toàn vi-rút nhưng không khống chế được sự nhân lên của nó. Điều trị bằng thuốc kháng vi-rút hay ART, đòi hỏi phải sử dụng suốt đời để ngăn chặn sự lây lan của vi-rút và như một nghiên cứu tháng 5, có tiềm năng chấm dứt sự lây truyền HIV giữa các bạn tình.
Ban đầu, 2 nhóm thực hiện nghiên cứu riêng lẻ, trong khi nhà khoa học Howard Gendelman tại UNMC theo đuổi phương pháp LASER ART, nhà khoa học Khalili từ đại học Temple đã làm thí nghiệm với công nghệ CRISPR được 5 năm. Họ kết hợp hai nghiên cứu nhằm mục đích đưa ra một phương pháp hoàn thiện để loại bỏ vi-rút này.
Thành công bước đầu của phương pháp này mang lại niềm hy vọng lớn cho các bệnh nhân nhiễm HIV. Ảnh: IT
Thử nghiệm phương pháp này trên một nhóm "chuột nhân bản" bị nhiễm bệnh hoặc các loài gặm nhấm được thiết kế để tạo ra các tế bào T của con người dễ bị nhiễm HIV, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một phương pháp điều trị có tên là LASER ART, hoặc ART giải phóng chậm để ngăn chặn các tế bào HIV nhân lên.
Nhóm nghiên cứu đã sửa đổi loại thuốc này giải phóng chậm trong vài tuần, nhắm mục tiêu mô vào lá lách, tủy xương và não nơi có khả năng các ổ chứa HIV tiềm ẩn hoặc cụm tế bào HIV không hoạt động.
Để loại bỏ các tế bào nhiễm trùng còn lại khỏi DNA của đối tượng, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một công cụ chỉnh sửa gen có tên CRISPR-Cas9. Quá trình này cho phép các nhóm "làm sạch các đoạn của bộ gen" và loại bỏ nhiễm sắc thể HIV, theo tác giả Kamel Khalili nói với CNN.
Vào tháng 3, hy vọng cho một phương pháp chữa trị ngày càng tăng khi các nhà nghiên cứu tuyên bố một người bệnh thứ hai đã được loại bỏ HIV một cách hiệu quả sau khi cấy ghép tế bào gốc. Điều này giúp loại bỏ thành công mầm vi-rút từ máu của bệnh nhân.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.