Ngôi đình cổ có thế "rồng quay ngược" bên bờ sông Đáy ở ngoại thành Hà Nội
Ngôi đình cổ có thế "rồng quay ngược" bên bờ sông Đáy ở ngoại thành Hà Nội
Quang Sáng
Chủ nhật, ngày 24/09/2023 11:05 AM (GMT+7)
Đình thôn Vạn Phúc (Vạn Kim, Mỹ Đức, TP. Hà Nội) có hình dáng của một dãy nhà kho thời trước. Trong khi đó, cặp rồng đá lại có tư thế hướng vào trong, đến giờ vẫn chưa có lý giải nào xác đáng.
Ngôi đình cổ có thế "rồng quay ngược" bên bờ sông Đáy ở ngoại thành Hà Nội
Đình Vạn Phúc nằm trên khu đất rộng rãi sát sông Đáy, ven con đường nối từ tỉnh lộ 419 vào làng. Vẻ bề ngoài của ngôi đình dột nát, mái lợp không thống nhất, chỗ ngói, chỗ lại dùng tấm Fibro xi măng, giống như dãy nhà kho bỏ hoang.
Ngôi đình tồn tại hơn 100 năm, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ bị tàn phá nặng nề bởi bom đạn. Nhưng đến nay, ngôi đình vẫn giữ được nét cổ kính, trầm mặc, dù cho một vài kiến trúc có xuống cấp nhiều hạng mục của ngôi đình không còn được nguyên vẹn.
Ngôi đình nằm trên khu đất rộng rãi, với 5 gian nhà ở giữa hiện nay được tu sửa làm hậu cung, làm tòa tiền tế, phục vụ những ngày lễ tết, cúng bái. Hai gian nhà hai bên trước kia là công trình mà người dân gọi là nhà kho, có kiến trúc đặc biệt, không giống với bất kỳ đình làng nào. Hai nhà kho trước đây để đựng muối, đựng lúa chia cho dân vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp, sau một giai đoạn bị tàn phá, ngôi đình đã được tận dụng làm các lớp học cho học sinh trong làng và nơi ở của giáo viên.
Người dân sinh sống tại thôn Vạn Phúc không biết đình đã có từ bao giờ, chỉ biết rằng ngôi đình đã xuất hiện trước cả những bậc bô lão, già làng hiện đang sinh sống trong làng. Bà Lê Thị Thêu, 76 tuổi là người trông coi lâu năm đình thôn cho biết: "Người dân trong thôn chung tay cùng nhau quyên góp tu sửa lại đình thôn nhưng do không đủ kinh phí một số công trình xuống cấp trầm trọng không thể tu sửa được".
Ngôi đình đặc biệt dễ nhận thấy nhờ có tam cấp đá, các thềm đá và hình tượng rồng, hổ. Tại tam cấp đá dẫn vào tiền tế có 2 rồng đá và 2 tượng hổ quay theo hướng ngược nhau.
Trong khi hổ đá quay ra ngoài thì rồng lại hướng vào trong hậu cung. Đây là hướng đặt rồng khá kỳ lạ vì thông thường trong các công trình kiến trúc cổ, rồng được đặt quay đầu ra ngoài. Nhiều ý kiến lý giải đây là kiểu "rồng chầu hổ phục" song cũng có người cho rằng hổ đá có trước, rồng có sau được đặt vào không chuẩn.
Theo các bậc bô lão trong thôn chia sẻ, từ ngày thời kỳ kháng chiến chống Pháp, bên kia sông Đáy là vùng địch, đình thôn nằm bên khu vực vùng tạm chiến nên đã bị bắn phá, dội bom, mìn, tàn phá nhiều công trình của đình.
Công trình đáng chú ý và đẹp lại là kiến trúc của 2 nhà kho. Kiến trúc kỳ lạ không giống với bất cứ ngôi đình nào, các nét hoa văn chạm khắc sắc sảo tinh tế, mái cong, tường trang trí có cả hình tượng 5 con dơi vây quanh chữ "Thọ" theo quan niệm ngũ phúc của người Việt.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.