Ngồi nhà cổ bằng gỗ lim chứ nhiều báu vật ở Hà Nội
Căn nhà cổ bằng gỗ lim có nhiều "báu vật" của dòng họ nức tiếng tại Hà Nội
Nhật Minh
Thứ sáu, ngày 10/06/2022 08:21 AM (GMT+7)
Nhà từ đường dòng họ Nguyễn Viết ở xã Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) được xây từ hàng trăm năm trước, có khuôn viên rộng đến 3.000 m2. Bên trong căn nhà có nhiều "báu vật" được cả dòng họ bảo vệ.
Căn nhà cổ bằng gỗ lim có nhiều "báu vật" của dòng họ nức tiếng tại Hà Nội
Trong làng Sơn Đồng, dòng họ Nguyễn Viết vẫn còn giữ được ngôi nhà cổ, rộng tới 3.000 m2. Bên trong là ngôi từ đường làm bằng gỗ lim nguyên khối, cùng hệ thống cột, kèo được sơn son thếp vàng đẹp mắt.
Cổng tam quan để vào từ đường của dòng họ Nguyễn Viết được dựng cách đây khoảng 300 năm. Theo quy tắc trong họ, cổng ở giữa luôn được mở, nhưng chỉ dành cho bậc lão niên, có chức sắc trong họ đi qua. Mọi thành viên khác sẽ phải đi 2 cổng bên cạnh.
Nằm ở trung tâm là từ đường năm gian hai chái, được làm hoàn toàn từ gỗ lim cổ thụ, có cột cao tới 2,5 m. Hệ thống cột, kèo, xà, đấu cũng đều được chạm khắc tinh xảo và sơn son thếp vàng, rất giống với kiểu trang trí đình, đền truyền thống của người Việt.
Theo ông Nguyễn Viết Thắng, người trông coi nhà thờ họ Nguyễn Viết, hiện nay, bên trong từ đường vẫn còn giữ được nhiều cổ vật, có niên đại từ thời Lê Trung Hưng.
Một đạo sắc phong (bản sao) của vua ban cho Thượng thư Nguyễn Viết Thứ (1644-1692) treo trang trọng trong gian tiếp khách.
Nơi các cụ cao niên, có chức sắc ngồi họp bàn, nghị sự công việc cho dòng họ. Hoặc vào những dịp giỗ Tổ, chỉ các cụ có vai vế mới được ngồi ăn ở đây.
Bên trong khu thờ tự của nhà thờ dòng họ Nguyễn Viết.
Toàn bộ khung của nhà thờ tự đều được làm bằng gỗ lim, trải qua hàng trăm năm vẫn vững chắc.
Quý giá nhất theo ông Thanh là đôi hươu bằng gỗ 300 tuổi. Theo ghi chép đây là quà của vua nhà Thanh tặng Thượng thư Nguyễn Viết Thứ trong một lần đi sứ.
Khu nhà được dựng theo lối kiến trúc: Tiền tế, hậu cung - tức bên ngoài là gian tiếp khách, bên trong là cung, phục vụ cho thờ tự. Hai gian có hệ thống cột đối xứng nhau. Thân cột chạm khắc vân mây và hình rồng uốn lượn.
Đặc biệt, phần mặt tiền từ đường có đôi câu đối bằng chữ Nôm do Giáo sư Vũ Khiêu tặng trong một lần đến thăm từ đường dòng họ Nguyễn Viết.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.