Người "Tây" đánh giá cái nết, cái đẹp của phụ nữ Việt thế nào?

Nguyễn Hữu Hiệp Thứ hai, ngày 20/10/2014 08:00 AM (GMT+7)
Nét đẹp thuần Việt thật tuyệt vời của người phụ nữ Việt đã khiến người nước ngoài phải … ngẩn ngơ!
Bình luận 0
Một người Âu, ông A. Lomon nhận xét về người phụ nữ Việt Nam, cụ thể là phụ nữ Sài Gòn: “Phụ nữ Việt Nam rất đẹp, vóc người nhỏ nhắn gọn gàng và đẹp đẽ, nét mặt rất dịu dàng. Bàn tay nhỏ, tóc đen rất đẹp. Mắt không xếch. Khuôn mặt của họ gần với người châu Âu hơn là giống dân Mông Cổ. Đáng tiếc là hay ăn trầu nên miệng họ rộng ra và đen xì. Tuy nhiên, răng của họ vẫn bóng láng và nếu họ bỏ tục ăn trầu thì răng họ sẽ trắng trở lại.

Phụ nữ Việt Nam tao nhã và thanh tú, kiểu tóc của họ giản dị. Họ bới lên, cuộn lại rồi ghim tóc bằng một cây trâm dài bằng bạc. Họ đeo một chuỗi nhỏ bằng hổ phách ở cổ. Dưới cổ này là một vòng lớn bằng bạc đeo trước ngực. Ở cổ tay là một vòng xuyến bằng hổ phách. Thông thường người phụ nữ Việt Nam vui vẻ và hay thổ lộ tâm tình. Họ là những bà mẹ xuất sắc, kiên nhẫn trong công việc và chịu đựng những nỗi nhọc nhằn không sao tưởng tượng nổi”.

A. Lomon thuật lại một câu chuyện mà đại úy Lucien de Granmont đã kể lại: “Một hôm, một thương gia người Âu tên L... Thấy một phụ nữ Việt Nam đẹp tuyệt trần đi ngang qua quãng trường trước chợ. Y tiến lại gần, buông lời tán tỉnh và rủ rê một cuộc hẹn hò, song bị người phụ nữ phản đối. L... vẫn trơ tráo, cuối cùng y dúi vào tay chị 6 đồng (piastre), một món tiền khá lớn so với thu nhập của người bản xứ lúc đó, hòng lung lạc chị”.

Và người phụ nữ Sài Gòn sống cách nay 130 năm đã phản ứng ra sao?. “Chị cầm tiền rồi đi thẳng đến Đồn chợ trao cho viên Đồn trưởng”. Thuật lại câu chuyện trên, cả Grammont lẫn Lomon đều bày tỏ sự khâm phục trước lòng tự trọng cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Vài kiểu trang điểm của phụ nữ thời xưa cho đến nay cả thế giới đều vẫn ưa chuộng

Sơn móng tay, móng chân
img Sơn sửa móng tay
Xa xưa, người ta chưa biết sơn mà chỉ biết nhuộm. Phẩm nhuộm là “lá nhuộm móng tay” giã nát rồi đắp lên móng tay, lấy lá vông cột trùm lại, để một đêm, sáng ra móng tay sẽ đỏ đẹp như màu son.

Cứ vào dịp tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5), vừa để trừ tà ma vừa để làm đẹp, người ta nhuộm móng tay cho trẻ con, nhưng không nhuộm ngón tay trỏ, vì cho đó là “thần chỉ”, phải kiêng. Con trai đến tuổi lớn không sợ tà ma nữa, bỏ tục, còn con gái thì vẫn nhuộm móng tay để làm đẹp. Màu móng trước hết là màu đỏ, có từ khoảng 300 năm trước Công nguyên ở Trung quốc.

Do tục cấm con gái ra khỏi nhà ban ngày, nên các cô gái Chăm đến tuổi dậy thì phải năn nỉ anh em mình đi hái lá “chà miền” để nhuộm móng tay, móng chân.

Vẽ lông mày

Vẽ lông mày thường là dùng bút mực màu đen tô cho đôi lông mày đen hơn, đậm hơn, nhưng lại nhỏ và cong lên như hình vòng nguyệt, gọi là mày ngài. Mày ngài cùng với mắt phượng được coi là nét đẹp chuẩn của người phụ nữ phương đông. Bạch Cư Dị từng nói: “Bất tích hoàng kim mại nga my” (Không tiếc vàng mua mày ngài).
img Đôi mắt sắc, bén như gươm
Người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử cũng đã rất chú ý chăm chút đôi lông mày của mình cho thật đẹp.

Lê Quý Đôn ghi trong Vân đài loại ngữ rằng: “Đàn ông thì lấy trâm cài tóc, đàn bà thì vẽ lông mày, không ai bỏ được”.

Ca dao nói về cặp lông mày “bén như gươm”:

Trên trời có đám mây xanh,
Ở giữa mấy trắng chung quanh mây vàng.
Ước gì anh lấy được nàng,
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây.
Xây dọc rồi lại xây ngang,
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân
Có rửa thì rửa chân tay,
Đừng rửa lông mày chết cá ao anh.

Xông hương thể, xức nước hoa, súc miệng nước thơm

Hầu hết hương liệu đều lấy từ thực vật, nhiều nhất là hoa, người bình dân miền thôn dã cũng dùng cả lá (như sả, tràm, bưởi, bạch đàn), quả (như  vỏ trái bưởi, thắng cơm dừa nạo, bồ kết, hồ tiêu), vỏ cây (như quế)…, nói chung loại nào có hương thơm thì dùng.
imgĐôi môi quyến rũ

imgDễ thương
Người ta chú ý nhất đến hoa bưởi. Sách Quế hải ngu hành chí nói: “Bào hoa, người Nam gọi là du hoa, tức hoa bưởi, nở về cuối mùa xuân, nhụy tròn, trắng như hạt châu lớn, đã chiết thì giống như hoa trà, hương rất thơm nhẹ. Người Phiên hái hoa ấy nấu nước thơm, phong vị rất thú”. Ông Lê Quý Đôn nói: “Nay tục nước nhà, người ta hái hoa bưởi theo cách cất rượu mà cất nước hoa. Lấy mấy giọt nước hoa ấy bôi vào đầu thì thấy thơm mát. Những nhà quý phái thường dùng để tặng nhau”.

Miền biên giới Việt – Trung là nơi sản xuất các loại hương quý như trầm hương, bạch đàn, quế, long não, giáng châu, kỳ nam, uất kim, tường vi, bài lương, hám lạm hương, hương châu, giáp hương (một loại hương trầm)…, nhiều loại hương quý ấy phối hợp lại, chế thành hợp hương, “thơm tho thấu triệt”.

Từ ngàn xưa tiền nhân ta đã chế ra nhiều loại son, phấn, kem (sáp thơm), nước hoa… để thỏa mãn nhu cầu làm đẹp của phụ nữ. Tiếc là “công nghiệp làm đẹp” của ta hiện nay vẫn chưa phát triển mạnh, khiến quý bà, quý cô phải bấm bụng xài đồ ngoại, giá quá đắt, lại không yên tâm, vì sợ lầm đồ dỏm, làm hỏng làn da.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem