Người Dao đỏ nhảy lễ tạ tổ tiên

Thứ năm, ngày 03/01/2013 08:23 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Bất cứ người con nào của bản Dao đỏ dù đi xa đến đâu cũng nhớ điệu nhảy lễ tạ tổ tiên mỗi khi năm hết tết đến. Lễ nhảy được tổ chức vào khoảng cuối giờ Thìn, đầu giờ Tỵ ngày 1 - 2 Tết Nguyên đán.
Bình luận 0

Nghi lễ chính trong lễ này là các điệu nhảy do một tốp nam nữ trong làng thể hiện dưới sự hướng dẫn của thầy cả. Có rất nhiều điệu nhảy như: Nhảy mở đường, nhảy bắc cầu đưa đón thần linh về dự tết, điệu nhảy mời tổ tiên, bố mẹ bằng một chân, đầu cúi thấp, ngón tay trỏ giơ cao; điệu nhảy mời tiên nương, tiểu nữ giáng trần được diễn tả bằng điệu múa cò; điệu múa mời tổ sư thầy cả về dự tết diễn tả kiểu đi của hổ...

img
Lễ nhảy đã trở thành ngày hội của bản Dao đỏ.

Kết thúc các điệu nhảy mở đường, đón chào tổ tiên, thần linh, cả dòng họ tiến hành điệu nhảy rước tượng tổ tiên. Sau lễ tắm gội cho tượng tổ tiên, con cháu tổ chức các điệu nhảy dâng gà, xôi và lễ vật... Kết thúc là điệu nhảy múa cờ.

Lễ nhảy mang tính tổng hợp khá đầy đủ các loại hình nghệ thuật dân gian khác của dân tộc Dao đỏ, như nghệ thuật nhảy múa, âm nhạc, ngôn ngữ... Lễ nhảy là một tập tục chứa đựng nhiều giá trị văn hóa cổ, đâu đó vẫn còn phảng phất tín ngưỡng thờ gà làm vật tổ (Totem giáo), cầu mong sự bảo hộ và che chở của vật tổ cho sự phát triển và tồn tại của tộc người mình. Ngoài ra, lễ tết này còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong nghi thức thờ cúng tổ tiên (mời, rước và tắm tượng gỗ - hay lễ mộc dục). Đặc biệt, trong lễ nhảy, người Dao đỏ còn hát các điệu hát nói về công lao của đấng tổ tiên, sự tích dòng họ, các sinh hoạt cấy trồng, dệt vải, săn bắn...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem