Người mường
-
Xung quanh sự việc nhóm F Band “dùng nhầm” khăn Piêu của người Thái, phóng viên NTNN đã có cuộc trò chuyện với ông Cầm Đức Bình - Trưởng Bộ môn Tiếng dân tộc thiểu số, Trường Cao đẳng Sơn La, nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái.
-
Ở một số vùng thuộc miền Tây Thanh Hóa, người Mường coi nòng nọc là món ăn sang trọng, chỉ dành để tiếp khách quý.
-
Khúc đang Mường từ chiếc cat-set cũ kỹ của anh Dưởng vang lên với giai điệu nhẹ nhàng, luyến láy và tha thiết đến nao lòng. Với tôi, nửa đời người gắn bó với Tây Bắc, từng nghe hàng chục điệu hát của nhiều dân tộc anh em, nhưng đang Mường vẫn có sức cuốn hút đến diệu kỳ.
-
Ở nông thôn thì trăm phần trăm gia đình đều gắn bó với loài cây này. Đó là cây chuối. Mỗi nhà dù đất chật hẹp cũng vài ba bụi.
-
Sau nhiều lần dò hỏi, cuối cùng chúng tôi cũng đặt chân lên ngôi nhà sàn của người Mường nằm chót vót lưng chừng đồi lúc trời đã nhá nhem tối. Đó chính là nhà của “vua” Mường một thời - Bùi Văn Hiển (SN 1958, trú tại thôn Thấu, xã Lạc Sĩ, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình).
-
Chỉ khi gặp được những “cao nhân” giải thích đầy đủ nhiều câu chuyện rất liêu trai, kinh dị về bùa ngải, tôi mới có thể mở tấm màn mong manh thật, giả…
-
Sửng sốt với những bí mật chưa từng công bố về cuộc đời Đinh Thị Nụ, nàng hoa hậu đời thứ hai xứ Mường qua lời kể của người cháu gái, mới thấm thía câu cái Đẹp cũng như con dao hai lưỡi, là một niềm kiêu hãnh đồng thời cũng mang đến cái họa “hồng nhan” xưa nay mỹ nhân trần thế khó tránh khỏi...
-
Nhiều người đàn ông hào hoa phong nhã, công tử con quan, con nhà lang danh giá, từng gặp Tẻo, đã âm thầm thương nhớ, cắt tờ báo cũ có đăng ảnh Tẻo lúc đăng quang giữ đến... cuối đời.
-
Cứ vào mùa này trên khắp các triền đồi ở vùng Mường Ống thuộc huyện Bá Thước (Thanh Hóa) lại có một loại hoa nở kín rừng. Người dân nơi đây còn ví loại hoa này là “sử quân tử” bởi hoa luôn có màu đỏ tươi và màu trắng bạch. Loài hoa đó chính là sự kết hợp giữa màu áo của chàng Bông Hương và máu của nàng Ờm. Họ đã trải qua một mối tình đẹp đẽ, tuy nhiên do gia đình ngăn cản nên cả hai đã ăn lá ngón tự tử.
-
Những người khách có dịp đi qua quốc lộ 6 ngày trước, đoạn qua thị xã Hòa Bình, thường thắc mắc về cái tên gọi phố Chăm. Cái tên phố gắn với câu thành ngữ cổ: "Trai phố Thái, gái phố Chăm". Bởi thế mà chúng tôi đã nhiều lần quyết đi tìm những dấu tích của cái làng Chăm cổ xưa kia, hi vọng còn được gặp lại một chút kí ức xưa cũ còn sót lại.