Người Tày chúng tôi chọn hai cách, hoặc là chôn Ma-hin trước cổng nhà như con vật thiêng để canh cổng với ý nghĩa trừ tà, cầu phúc, hoặc đặt Ma-hin trên bệ thờ như một thần linh để cầu cúng, thờ phụng..." - cụ Nông Tiến Quyết (78 tuổi) ở bản Long Đầu, xã Yên Khoái (Lộc Bình, Lạng Sơn) cho hay.
Đồng bào Tày ở đất Lộc Bình từ bao đời nay sống trong những căn nhà trình tường với mái ngói âm dương cổ kính, rêu phong. Trong mọi sinh hoạt hàng ngày cũng như lễ tết của họ, Ma-hin đóng một vai trò rất quan trọng. Ma-hin không chỉ là con vật dùng để trang trí, làm đẹp trước nhà mà còn có ý nghĩa về tâm linh.
|
Quàng vải đỏ cho Ma-hin. |
Huyền tích trong các bản đều dạy rằng, bất kể gia cảnh ai ra sao cũng đều phải đặt một con Ma-hin trước cửa nhà chính để thờ nhằm giải trừ những điều không hay, không tốt và để Ma-hin giúp gia chủ trông nom, quán xuyến cửa nhà.
Có lẽ vì thế mà gia đình nào khi chuyển chỗ ở mới đều đến nhờ thầy cúng chọn cho một ngày tốt để làm lễ rước Ma-hin về đặt trước cổng. Đồng bào quan niệm, mỗi khi có tiếng chó sủa là con ma sợ không dám lại gần hại người nên đặt con chó đá trước cửa là để cai quản cõi âm...
Ma-hin của người Tày thường có khối lượng từ 5 - 7kg, cũng có gia đình đặt to hơn. Bà con trong các bản ở xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình không tự tạc được những vật này mà phải tìm đến những "nghệ nhân" ở Yên Trạch (Đồng Đăng, Lạng Sơn) đặt làm. Dáng Ma-hin được đồng bào nơi đây yêu thích nhất đó là thế phủ phục, mồm và mắt hướng về phía trước.
Vào các ngày rằm, mùng 1 hằng tháng và ngày trọng đại của gia đình như lễ cưới, hỏi… con Ma-hin cũng được gia chủ quan tâm đặc biệt. Nhất là ngày tết, Ma-hin được "tắm" bằng lá bưởi đun sôi để nguội, sau đó được gia chủ quàng một mảnh vải đỏ trên cổ hoặc giấy hồng điều. Con Ma-hin được gia chủ cúng cơm, kẹo và đến tết mọi thành viên trong nhà cho "phong bao" mừng tuổi để tỏ lòng biết ơn nó đã trông nom và đem sự may mắn đến cho gia đình trong năm qua.
Vân Minh
Vui lòng nhập nội dung bình luận.