Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong một lần công tác tại huyện miền núi Khánh Vĩnh, có nhiều bậc cao niên của địa phương nhắc đến câu chuyện rất độc đáo về luật tục giữa chủ nhà và khách khi bị phạt. Ban đầu, chúng tôi cứ tưởng như đùa nhưng các cụ khẳng định đó là câu chuyện có thật.
Những ngày đầu tháng 6 chúng tôi vội vàng mang đồ nghề để tìm hiểu về thật hư của câu chuyện ra sao. Đoạn đường từ huyện Cam Lâm qua huyện Diên Khánh và Khánh Vĩnh rất nắng nóng, oai bức khó chịu.
Tuy nhiên, khi vừa đến xã Giang Ly, thì không khí có vẻ mát hơn và trên đường đi được nghe tiếng suối chảy róc rách. Từ đây, chúng tôi mới hiểu lý do vì sao người T'rin thích sống nơi này.
Clip: Già làng Mà Giá A nói về luật tục của người T'rin cư trú ở chân núi Giang Ly, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.
Qua tìm hiểu, dưới chân đỉnh Giang Ly là một dòng suối chảy dài theo hướng Đông - Tây có nhiều đoạn bị ngăn lại bởi những khối đá lớn. Con suối này có tên suối Lách, là nơi để dân làng tắm giặt sau một ngày đi rẫy mệt nhọc.
Con suối cũng là niềm tự hào của bà con, bởi nguồn nước trong cung cấp quanh năm nên mọi người ai cũng đều ý thức việc cần phải bảo vệ môi trường.
Nhắc đến cái tên T'rin sẽ không ít người thắc mắc, tò mò về nguồn gốc của đồng bào dân tộc thiểu số này. Cất công tìm hiểu nền văn hóa và phong tục của họ, nhiều nhà nghiên cứu cũng phải ngỡ ngàng trước nguồn gốc không rõ ràng với nhiều điều bí ẩn cần lời giải đáp.
Một cán bộ ở xã Giang Ly cho biết, người T'rin là một nhánh rẽ của người K'Ho xuất hiện cách đây hàng trăm năm qua. Trước đây, người T'rin sống chủ yếu sống làm rẫy ở trên các ngọn đồi núi cao.
Ngày nay, hầu hết người dân sống ở vùng đồng bằng, những khu vực có suối chảy để thuận lợi cho việc buôn bán, nuôi heo đen, con gà, bò và trồng bắp, đậu,…
Già làng Mà Giá A (85 tuổi, xã Giang Ly, huyện Khánh Vĩnh) cho biết, ông là người gốc T'rin sinh sống ở đây hàng chục năm qua, gia đình đã có nhiều thế hệ cùng sinh sống tại địa phương. Giờ các con, cháu của của ông đã tạm gác việc đi rừng, làm rẫy để chuyển sang làm du lịch, phục vụ đón du khách trong và ngoài tỉnh mỗi khi đến tham quan...
"Nhờ có phát triển du lịch mà ai trong gia đình cũng có thu nhập, kể từ sau khi dịch Covid-19 tạm lắng, du khách đến đây ngày một nhiều hơn nên những người làm du lịch được rất mừng", già làng Mà Giá A khẳng định.
Già làng Mà Giá A cho hay, nét riêng của người T'rin so với các DTTS khác, là theo chế độ phụ quyền. Con trai được đặt tên theo họ cha, con gái được đặt tên theo họ mẹ.
Người T'rin chỉ có hai họ để phân biệt, con trai mang họ Hà, Mà và con gái mang họ Cà. Trang phục của người T'rin là sự kết hợp giữa trang phục người K'Ho và người Chăm.
Luật tục của người T'rin cũng rất độc đáo, như chủ nhà phạt vạ khách, khách đến nhà phải được đồng ý của chủ. Sau đó, chính người chủ nhà phải mở cửa tiếp đón khách một cách chu đáo.
Nếu người nào vô tình xâm phạm đến nhà người khác, hoặc tự tiện tháo chốt, tháo cửa xuống để vào nhà thì bị xem là vi phạm luật tục và sẽ bị phạt. Người khách chửi mắng chủ nhà, nói năng không chuẩn mực cũng bị phạt. Nhẹ nhất là một con gà và ché rượu, nặng có khi là trâu, bò. Bên cạnh đó, nếu các cặp hôn nhân ngoại tình cũng bị phạt nặng.
Cùng với luật tục phạt vạ khách, người T'rin có thêm luật tục khách phạt vạ chủ nhà. Khi khách đến chơi nhà thì chủ phải tiếp đãi cẩn thận là dĩ nhiên.
Nhưng nếu đang tiếp chuyện với khách mà vô tình con, cháu của chủ nhà đi ngang qua trước mặt hoặc phía sau lưng khách, thì chủ nhà bị phạt một đôi gà, có trống có mái và một ché rượu cần.
Già làng Mà Giá A kể, chuyện xử phạt một vị khách ở miền xuôi lên và vi phạm luật tục. Thời điểm ấy, vị khách này lên đây tham quan rồi khi thăm nhà người dân, khách tự ý bước vào nhà. Hôm ấy nhà chỉ có trẻ con nhưng vị khách cũng không thoát được "án phạt".
Theo người dân địa phương, trước đây dân làng đều có hoàn cảnh khó khăn nên rất ít khi phạt nặng, chỉ những trường hợp ngoan cố không chịu mức phạt nhẹ, làm cho gia chủ và già làng bực tức thì mức phạt sẽ được tăng lên.
Ông Cao Dê Sy – Chủ tịch UBND xã Giang Ly (huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa) cho biết, hiện nay toàn xã có 2 thôn Gia Rích và Gia Lố, với 413 hộ/1814 nhân khẩu. Trong đó, có 4 dân tộc cùng sinh sống, người T'rin chiếm 90% còn lại là Raglai, Êđê và kinh.
Theo ông Sy, cuộc sống trước đây người dân phụ thuộc hoàn toàn tự nhiên. Hiện nay, đời sống của người dân ngày một nâng lên, con cái được học hành bài bản và những căn nhà được xây dựng khang trang. Hệ thống điện đường, trường trạm cũng được đầu tư phục vụ cho nhân dân, phần lớn đường giao thông liên thôn, xã đã được bê tông hóa. Đời sống của bà con được Đảng, Nhà nước quan tâm nên cải thiện đáng kể.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.