Nhà nông giỏi tin dùng phân bón Lâm Thao

Hải Đăng Thứ tư, ngày 08/04/2015 08:45 AM (GMT+7)
Lão nông Nguyễn Văn Thạnh ở xã Hải An, huyện Hải Hậu, Nam Định là một trong những người tiên phong hiến đất xây dựng nông thôn mới của địa phương, vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Ông cũng là người trồng lúa giỏi và có kinh nghiệm trong sử dụng phân bón.
Bình luận 0

“Ông ấy thực sự là nông dân giỏi, dám nghĩ dám làm, sáng tạo, là đại diện cho thế hệ nông dân thời đại mới, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình” - ông Nguyễn Văn Hiệu – Chủ tịch UBND xã Hải An giới thiệu về ông Thạnh với chúng tôi.

Xứng danh nông dân thời đại mới

Đến thăm mô hình sản xuất của gia đình ông Thạnh, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi được lão nông này chia sẻ: “Làm nông thời này đơn giản lắm, tất cả là nhờ áp dụng cơ giới hóa, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi...”.

img
Bón phân cho lúa mới cấy trên cánh đồng xã Yển Khê, huyện Thanh Ba, Phú Thọ. Đ.d
Ông Thạnh cho biết: Các cụ xưa có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” rất đúng, theo tôi thì khâu nào cũng quan trọng cả. Ví như đồng ruộng Hải An trước khi dồn điền đổi thửa (DĐĐT), từng một thời hoang vu, “chiêm khê, mùa thối”, nhưng đến nay, khi DĐĐT, nông dân tích tụ ruộng đất, cần cù làm lụng, thêm cả chất lượng phân tốt nữa thì thu hoạch mùa vàng là điều đương nhiên.

 

Cũng theo ông Thạnh, gia đình ông có 9 mẫu ruộng cấy, trung bình 1 năm cấy 2 vụ lúa, với giống Bắc Thơm số 7, đầu tư khoảng 2 tấn phân NPK Lâm Thao và supe Lâm Thao (trung bình mỗi vụ sử dụng 1 tấn phân), đạt năng suất vượt trội, từ 1,8 - 2 tạ/sào (sào Bắc Bộ). “Với giá bán thóc năm 2014 là 9.500 đồng/kg, trừ thóc làm thức ăn chăn nuôi và các khoản chi phí khác, gia đình tôi thu về hàng trăm triệu đồng/năm” - ông Thạnh cho biết.

Không chỉ gia đình ông Thạnh thường xuyên sử dụng phân Lâm Thao bón cho lúa và hoa màu, xã Hải An có đến 80% số hộ nông dân sử dụng phân NPK Lâm Thao cho trồng trọt. Họ đều có thu nhập cao từ việc chuyên canh lúa chất lượng cao.

Tương tự gia đình ông Thạnh, gia đình bà Hoàng Thị Hoa - ông Nguyễn Tiến Đạt ở xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, là một trong những hộ điển hình trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi của TP.Hà Nội. Nói về nghề, bà Hoa cho biết: “Làm nông thời này phải bắt kịp với công nghệ mới để giảm sức lao động và chi phí thuê nhân công. Làm ít nhưng kết quả sản phẩm đạt cao là mơ ước của bà con nông dân chúng tôi ngàn đời nay”.

Bà Hoa cho biết, gia đình có gần 5 mẫu, gồm cả đất đấu thầu và đất nông nghiệp sẵn có trước khi DĐĐT, ruộng đất manh mún. Đến nay, các hộ đều được giao đất, bà con chỉ cần chăm chỉ sản xuất, chọn đúng loại phân bón tốt như supe lân và supe Trung Bộ sẽ đạt được hiệu quả kinh tế cao. “Trung bình mỗi năm bán lúa, trừ chi phí sản xuất, vật tư đầu vào, gia đình tôi thu về hơn 100 triệu đồng” – bà Hoa khoe.

“Không để nông dân thiếu phân bón”

Công ty CP Nông nghiệp Phùng Hưng ở Hà Nội là một trong những đầu mối cung cấp phân bón lớn cho nông dân các tỉnh: TP.Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La... với sản lượng tiêu thụ hàng năm đạt từ 90.000 - 100.000 tấn. Ông Cù Minh Hà – Giám đốc công ty này cho biết: Với hơn 60% phân bón cung cấp cho thị trường Hà Nội, phân bón của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao được người dân tin dùng và coi trọng.

Quan điểm

Ông Vũ Xuân Hồng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
  Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất phục vụ phân bón cho thị trường trong nước, không để nông dân thiếu phân bón sản xuất, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đẩy mạnh, tích cực giao thương để xuất khẩu ra nước ngoài. Cuối tháng 3 và đầu tháng 4.2015, công ty xuất lô phân bón khoảng 6.000 tấn cho Malaysia; đến tháng 10 và 11 sẽ tiếp tục xuất đi lô hàng trên 6.000 tấn phân bón sang Hàn Quốc và Malaysia. 
Ông Hà cho biết thêm, hàng chục năm đóng vai trò là kênh phân phối cho Công ty Supe Lâm Thao, chưa khi nào ông thấy bà con nông dân đến phản ảnh về phân kém chất lượng, mà nông dân luôn tin dùng. “Hàng năm, công ty thường xuyên phối hợp các chi nhánh tại các xã, huyện tổ chức tập huấn, dạy kỹ thuật và phân biệt phân thật - giả, đặc biệt là việc bón phân hiệu quả cho lúa và hoa màu như ngô, dưa chuột hay cam Canh, bưởi Diễn... Đến nay hàng trăm nông dân đã tự tin làm giàu trên chính đồng đất quê mình” – ông Hà khẳng định.

 

Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Xuân Hồng – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết: Dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm như quy định luật thuế mới về việc khấu trừ đầu vào, siết chặt quản lý phương tiện vận tải đường bộ, cũng như tăng giá điện, vật tư đầu vào... song công ty luôn xác định đặt lợi ích của nông dân lên đầu, nhất là việc giữ nguyên giá sản phẩm, đảm bảo sản lượng tiêu thụ.

Ông Hồng cho biết thêm, theo kế hoạch của công ty, trong năm 2015, sản lượng phân bón tiêu thụ đạt khoảng 1.270.000 tấn, trong đó khoảng 460.000 tấn phân supe lân; phân lân nung chảy khoảng 70.000 tấn; phân NPK đảm bảo đạt 740.000 tấn. “Tính đến hết quý I, thông qua các đại lý phân phối trên cả nước, công ty đã bán được khoảng 325.000 tấn phân bón, doanh thu 1.500 tỷ đồng”.

Do gặp nhiều khó khăn trong vận chuyển, trong thời gian tới Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao sẽ làm việc với ngành đường sắt để đăng ký thêm toa chở vật liệu về và chở sản phẩm đến các tỉnh trong cả nước, đảm bảo không để nông dân thiếu phân bón trong sản xuất cũng như kịp thời vụ.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem