Nhà thờ Kẻ Bưởi, phong cách kiến trúc độc đáo trăm năm giữa lòng Hà Nội

Anh Duy Thứ ba, ngày 20/04/2021 06:00 AM (GMT+7)
Nằm sâu trong con ngõ số 460 trên phố Thuỵ Khuê, Hà Nội, có một nhà thờ nhỏ, cổ kính mang tên Nhà thờ giáo xứ An Thái hay còn được biết đến với cái tên nhà thờ Kẻ Bưởi. Đây là một trong những nhà thờ có lối kiến trúc vô cùng đặc sắc, được giữ nguyên vẹn từ hơn 100 năm nay.
Bình luận 0

Video: Nhà thờ Kẻ Bưởi, nét độc đáo trăm năm giữa lòng Hà Nội

Nhà thờ Kẻ Bưởi, nét độc đáo trăm năm giữa lòng Hà Nội - Ảnh 2.

Nhà thờ Kẻ Bưởi, hay còn có tên khác là nhà thờ An Thái, được xây dựng vào những năm 1893-1907 (theo lời người dân kể lại). Nằm sâu trong ngõ 460, phố Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

Nhà thờ được xây dựng theo phong cách kiến trúc Phục Hưng với những họa tiết trang trí tinh tế. Dù quy mô khiêm tốn nhưng tổng thể nhà thờ vẫn toát lên vẻ vững chãi và uy nghiêm. Mặt trước nhà thờ có dòng chữ tiếng Latinh "Mater Dolorosa ora pro nobis", có nghĩa là Đức mẹ Thống khổ, hãy nguyện cầu cho chúng con".

Nhà thờ Kẻ Bưởi, nét độc đáo trăm năm giữa lòng Hà Nội - Ảnh 3.

Nhà thờ Kẻ Bưởi, nét độc đáo trăm năm giữa lòng Hà Nội - Ảnh 4.

Nhà thờ Kẻ Bưởi, nét độc đáo trăm năm giữa lòng Hà Nội - Ảnh 5.

Nhà thờ Kẻ Bưởi, nét độc đáo trăm năm giữa lòng Hà Nội - Ảnh 6.

Nhà thờ Kẻ Bưởi, nét độc đáo trăm năm giữa lòng Hà Nội - Ảnh 7.

 Ngày nay, nhà thờ An Thái là một trong những nhà thờ cổ còn giữ được kiến trúc nguyên bản ở Hà Nội. Trải qua bao thăng trầm, nay vị trí nhà thờ đã nằm lọt trong nhiều khối nhà hiện đại, dân sinh khác, thế nhưng với phong cách kiến trúc độc đáo, rất đẹp, nhà thờ An Thái vẫn được đánh giá là hài hòa với không gian.

Nhà thờ Kẻ Bưởi, nét độc đáo trăm năm giữa lòng Hà Nội - Ảnh 8.

Nhà thờ Kẻ Bưởi, nét độc đáo trăm năm giữa lòng Hà Nội - Ảnh 9.

 Hiện nay Giáo xứ An Thái do Cha Giuse Nguyễn Văn Hy quản nhiệm, với khoảng 150 nhân danh, có lẽ đây là giáo xứ có số nhân danh ít nhất của Giáo phận Hà nội. Tuy nhiên giáo xứ vẫn có thánh lễ vào tất cả các ngày trong tuần. Đặc biệt là thánh lễ Chúa nhật và các ngày đại lễ, luôn có khoảng 500 – 600 người tham dự, phần nhiều trong số đó là sinh viên, học sinh, và những người di dân từ các giáo xứ miền quê lên đây làm ăn sinh sống.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem