Tiêu chuẩn bộ cánh hàng hiệu: Mũ cối tàu có giá rất đắt, những năm 80 nó
có giá 80 đồng, bằng một chỉ vàng. Tuy nhiên, vào thời kỳ cao điểm, giá
mũ cối có thể lên tới 150 đồng, gần bằng 2 chỉ.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/4-2014/images/2014-10-02/1434399532-175903-2.jpg)
Áo giữ ấm lót trong.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/4-2014/images/2014-10-02/1434399532-175903-3.jpg)
Quần bò Thái bán rẻ cũng 2 chỉ vàng, đối với những mẫu độc và lạ, các đại gia sẵn sàng bỏ ra 4 chỉ để "ring" về
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/4-2014/images/2014-10-02/1434399532-175903-4.jpg)
Dép đúc: Trong thời chiến, khi mà người ta đi chân đất, guốc mộc và dép
cao su xỏ bốn quai là chủ yếu thì những chiếc dép đúc được coi là một
loại dép quý phái.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/4-2014/images/2014-10-02/1434399532-175903-5.jpg)
Tuy vậy, dép đúc chỉ là “mốt” của của các “dân chơi phố huyện”. Ở Hà Nội
và các thành phố lớn thì dép nhựa Tiền Phong màu trắng mới là sành
điệu.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/4-2014/images/2014-10-02/1434399532-175903-6.jpg)
Sau chiến tranh, thì dép Lào mới được xem là mốt thời thượng. Dép có đế càng dày thì càng sang trọng.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/4-2014/images/2014-10-02/1434399532-175903-7.jpg)
Đồ chơi "công nghệ" thời kỳ này: Đồng hồ Poljot của Liên Xô, một trong những khát khao được sở hữu của giới có tiền.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/4-2014/images/2014-10-02/1434399532-175903-8.jpg)
Nhưng đồng hồ Poljot bắt đầu thất thế trước sự xuất hiện của đồng hồ
Seiko đến từ Nhật Bản. Những chiếc đồng hồ chạy tự động, không phải lên
giây, lại hiện ra cả thứ, ngày, tháng này quả là quá sang trọng. Đến nỗi
trong dân chúng đã xuất hiện câu “ca dao”: “Một yêu anh có sen kô / hai
yêu xe đạp Pơ giô đón nàng”.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/4-2014/images/2014-10-02/1434399532-175903-9.jpg)
Đến "xe sang": Ở cái thời mà xe đạp còn là cả một gia tài thì xe
Favorite (một loại xe của Tiệp Khắc cũ) xứng đáng đứng ở vị trí đầu đối
với giới nhà giàu. Thời kỳ ấy xe đạp phải có biển số, được kiểm soát
bằng giấy chứng nhận sở hữu của cơ quan chức năng. Favorite giữ vị trí
top đầu về sự sang trọng với câu truyền miệng nổi tiếng: "Làm trai cho
đáng nên trai Có Pha vơ rít, có đài dắt lưng”
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/4-2014/images/2014-10-02/1434399532-175903-10.jpg)
Là
“thứ dữ” trong đế chế xe đạp nhưng so với xe máy Peugeot, đẳng cấp của
Favorite còn kém một bậc. Xe Peugeot còn gọi là xe Lơ đã đi vào dân gian
một cách rất hóm hỉnh nhưng cũng đầy thực tế. “Đẹp trai đi bộ không
bằng mặt rỗ đi Lơ”. Hiện nay, xe Peugeot vẫn được dân chơi xe cổ ưa
chuộng, giá của chúng có thể lên đến vài ngàn USD.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/4-2014/images/2014-10-02/1434399532-175903-11.jpg)
Babetta cũng là một trong những "xe sang" của những gia đình danh giá.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/4-2014/images/2014-10-02/1434399532-175903-12.jpg)
Đến mẫu Honda Cub "huyền thoại": Chiếc Honda Cub đầu tiên xuất hiện vào
năm 1958, và khi đến Việt Nam, nó đã tạo nên một “lịch sử oai hùng” khi
“thống trị” đường phố Việt Nam gần nửa thế kỷ. Đến tận những năm 1990,
gia đình nào có một chiếc Cub trong nhà là cả một gia tài lớn. Chiếc xe
Cub đi vào đời sống người Việt phổ biến đến nỗi trong dân gian truyền
miệng câu nói nổi tiếng: “Trăm lời anh nói không bằng làn khói Honda”.
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng phải thốt lên: “Bây giờ yêu nghĩa là vèo
xe Cub Xe đạp anh xịt lốp cả tư mùa.”
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.