“Quái vật bùn" kì lạ dưới đáy biển (Ảnh: NOAA)
Từ đầu năm 2016 đến nay, những sinh vật mới được phát hiện như “quái vật bùn", hải sâm khổng lồ, cả hai đều màu tím, đã khiến các nhà thám hiểm kinh ngạc. Hay một con vật mắt tròn với “nước da” tím đậm cũng làm cho cư dân mạng “sốt sắng”. Nhiều người nói rằng nó là sự kết hợp giữa mực và bạch tuộc.
Một chuyến thám hiểm khác cũng phát hiện thêm 500 lỗ rò khí metan dưới đáy biển phía tây của Mỹ (trước đó chỉ có khoảng 250 lỗ được biết đến).
Không rõ số lượng khí metan thải ra từ các lỗ rò rỉ này là bao nhiêu, và có ảnh hưởng như thế nào đến bầu khí quyển, nhưng các nhà nghiên cứu nói rằng những khám phá mới sẽ giúp các nhà khoa học ước tính tốt hơn.
Con vật mắt tròn với “nước da” tím đậm, là sự kết hợp giữa bạch tuộc và mực (Ảnh: Ocean Exploration Trust)
"Không ai biết đến lỗ rò khí metan trong 20 năm qua", Giáo sư Jesse Ausubel, từ Đại học Rockefeller, nói. "Ban đầu mọi người nghĩ rằng chúng cực kỳ hiếm. Bây giờ, nhờ những cuộc thám hiểm, chúng ta đã biết nhiều hơn. Số lượng khí metan thải ra cần được tính toán lại. Những chuyến thám hiểm này rất quan trọng."
“Quái vật bùn" hay hải sâm khổng lồ chính là 2 trong nhiều sinh vật mà cuộc thám hiểm của Cục quản lý Hải dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) phát hiện ở Marianas Trench, hẻm núi dưới nước sâu nhất thế giới.
Một sinh vật kì lạ khác do Ocean Exploration Trust phát hiện (Ảnh: Ocean Exploration Trust)
Tiến sĩ Nicole Raineault, Giám đốc hoạt động khoa học tại Ocean Exploration Trust, nơi tổ chức nhiều cuộc thám hiểm đáy biển cho biết: "Chúng tôi đã đến Địa Trung Hải, Vịnh Mexico, vùng Caribbean và bây giờ là đông Thái Bình Dương với những chiếc xe điều khiển từ xa để có được những hình ảnh của đáy biển. Chúng tôi thực sự bất ngờ với sự đa dạng của hệ sinh thái ở đó”.
"Chúng ta biết quá ít về đại dương và cần khám phá nhiều hơn nữa”, ông nói.
Hải sâm màu tím dưới đáy biển Thái Bình Dương (Ảnh: NOAA)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.