Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tìm về xã Văn Phong (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình), hiện nay vẫn còn 3 thôn chưa có hệ thống đường ống nước chạy qua, người dân nơi đây đang dùng tạm nước mưa, nước giếng đào, giếng khoan để sinh hoạt hằng ngày.
Được biết, các thôn An Thượng, Ngãi, Đồng (xã Văn Phong) nhiều năm nay, người dân sống rất khó khăn do tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt, thậm chí có nhà dân đầu tư hàng chục triệu đồng để khoan giếng tìm nguồn nước sạch nhưng vẫn không thành công.
Ông Bùi Văn Nho (thôn Ngãi, xã Văn Phong) nói: "Gia đình tôi trước kia dùng nước giếng đào, nhưng thời gian gần đây nước trong giếng cạn, đành phải thuê thợ về khoan giếng mới. Tôi khoan giếng sâu khoảng 50 mét, kinh phí 20 triệu đồng, nhưng buồn chút là nước bơm lên vẫn có màu vàng, có mùi hôi tanh. Người dân chúng tôi ở đây khao khát được dùng nước sạch lâu rồi, nhưng đợi bao lâu nay vẫn không có".
Ông Hoàng Văn Khoa (thôn Ngãi, xã Văn Phong) tâm sự: "Để có nguồn nước cho 6 người trong gia đình sinh hoạt, ông đã đầu tư đường ống nước sâu gần 80 mét, nhưng nước bơm lên phải thông qua hệ thống máy lọc nước mới dùng được. Việc sử dụng nguồn nước tiết kiệm hằng ngày khiến gia đình rất khó chịu, tốn kém kinh tế gia đình khi thường xuyên phải thay các cục lọc nước vì đất, bùn bám vào".
Nước sạch đạt quy chuẩn được hiểu là nguồn nước trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh cho con người. Nước sạch phải đảm bảo 14 tiêu chí, trong đó các tiêu chí về: Nitrat, clorua, asen, sắt, chì, mangan, thủy ngân...theo quy chuẩn của Bộ Y tế.
Còn nước hợp vệ sinh là nguồn nước không màu, không mùi, không vị, không chứa các thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi.
Được biết, xã Văn Phong (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) đạt chuẩn xã nông thôn mới vào năm 2016, thời điểm đó xã "nợ" lại tiêu chí môi trường, trong đó có nội dung tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia.
Do thiếu nguồn nước sạch sinh hoạt, nhiều hộ dân ở xã Văn Phong đã thuê máy khoan giếng về tìm nước. Có nhà đầu tư hàng chục triệu đồng, khoan sâu xuống lòng đất gần 100 mét, nhưng nguồn nước vẫn không đảm bảo bởi ở vùng đất này đa phần nước bị nhiễm đá vôi.
Được biết, nước nhiễm đá vôi hay còn gọi là nước cứng, là nước có chứa hàm lượng canxi, magie vượt quá mức cho phép. Canxi được biết là chất rất có lợi cho sức khỏe của con người, thế nhưng bổ sung quá nhiều canxi cơ thể không hấp thụ hết ngược lại canxi lại gây hại đến sức khỏe của con người.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Bùi Văn Sáu-Phó Chủ tịch UBND xã Văn Phong cho biết: "Xã Văn Phong cách trung tâm huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) khoảng 3 km. Xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016, nhưng tiêu chí môi trường, trong đó có nước sạch nông thôn đang "nợ" lại. Đến nay, xã Văn Phong mới có 3 thôn có đường ống nước sạch đi qua, 3 thôn còn lại người dân đang sử dụng nguồn nước mưa, giếng khoan, giếng đào…để sinh hoạt hằng ngày".
Cũng theo ông Bùi Văn Sáu, sở dĩ thời điểm xã đạt chuẩn nông thôn mới "nợ" tiêu chí môi trường, trong đó có nước sạch nông thôn, vì năm 2014-2015 trên địa bàn đang triển khai xây dựng dự án nhà máy nước sạch, nhưng do nguồn vốn quá lớn, sử dụng không hiệu quả nên dự án không thực hiện tiếp.
Ông Bùi Văn Sáu cũng thừa nhận việc người dân đang sử dụng các trang thiết bị như: Máy giặt, máy nóng, lạnh…dùng nước giếng khoan, giếng đào chỉ được thời gian ngắn là hư hỏng hết. Xã cũng đang đấu mối với công ty TNHH một thành viên nước sạch Hoàng Dân (thành phố Ninh Bình) để đầu tư hệ thống đường nước sạch cho các thôn còn lại. Và xã Văn Phong phấn đến năm 2023, toàn xã sẽ có nước sạch.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.