Nổi tiếng đa nghi gian trá, vì sao Tào Tháo vẫn được ca ngợi?

Thứ hai, ngày 28/10/2019 10:32 AM (GMT+7)
Dù mang tiếng đa nghi, gian trá nhưng Tào Tháo được người đời ca ngợi là một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, mưu trí hơn người thời Tam Quốc. Một trong những công lao lớn nhất của ông là thống nhất miền Bắc Trung Quốc.
Bình luận 0

img

Sinh năm Đông Hán Vĩnh Thọ nguyên niên (155), Tào Tháo tự là Mạnh Đức, còn gọi Tào A Man, người huyện Bạc, tỉnh An Huy, Trung Quốc là nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc.

img

Trong tác phẩm "Tam Quốc Diễn Nghĩa" của La Quán Trung, Tào Tháo được mô tả là người đa nghi và gian trá.

img

Thế nhưng, đây không phải là toàn bộ con người Tào Tháo. Trên thực tế, Tào Tháo được người đời ca ngợi là một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, mưu trí hơn người.

img

Ngay từ khi còn nhỏ, Tào Tháo nổi tiếng thông minh, ham đọc sách, đặc biệt là binh thư, nhiều mưu mẹo và có tài ứng biến.

img

Ông thuộc "Binh pháp Tôn Tử” và ứng dụng nó một cách linh hoạt trong suốt 30 năm bày binh bố trận.

img

Chính vì vậy, theo một thống kê, trong hơn 100 trận đánh lớn nhỏ, cứ 10 trận thì có tới 9 trận Tào Tháo giành chiến thắng.

img

Với trí thông minh và tài mưu lược hơn người, Tào Tháo là người có công thống nhất miền Bắc Trung Quốc.

img

Không những vậy, ông thực hiện hàng loạt chính sách phục hồi sản xuất kinh tế và trật tự xã hội, đặt nền móng cho việc lập ra chính quyền Tào Ngụy.

img

Tào Tháo cũng là người rất biết chiêu mộ người tài. Trong suốt sự nghiệp, ông thu phục nhiều võ tướng, mưu sĩ giỏi về dưới trướng. Những người được Tào Tháo lựa chọn không chỉ có tài mà còn có đức và tuyệt đối trung thành với đất nước, chủ nhân.

img

Nhờ vậy, Tào Tháo đạt được nhiều chiến thắng vang dội trên chiến trường khiến người đời sau ngưỡng mộ.

Tâm Anh (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem