Tổng thống Mỹ Kennedy và phu nhân thời khắc trước khi bị ám sát.
John C. McAdams thể hiện quan điểm này trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông là một chuyên gia về vụ án Kennedy tác giả của cuốn sách "Logic vụ ám sát Kennedy. Suy nghĩ thế nào về thuyết âm mưu". (JFK Assassination Logic: How to Think about Claims of Conspiracy). Nhà nghiên cứu tránh những lời buộc tội trực tiếp tới CIA, nhưng nói rằng cơ quan này có mọi khả năng thực hiện, và có lẽ đã có ý định trong vụ này. Ông nhắc lại việc CIA đã tham gia vào âm mưu ám sát Fidel Castro.
"Ông ấy (Lee Harvey Oswald) cố gắng tới Cuba, vì ông ta là một người hâm mộ cuộc cách mạng của Castro và tự coi mình là một nhà Marxist. Oswald muốn sang Cuba, nhưng ông ta đã không thành công ", chuyên gia nói với Sputnik.
Khi được hỏi liệu CIA hoặc chính phủ Castro có thể tham gia vào vụ ám sát Kennedy, McAdams trả lời: "CIA, trước hết là một tổ chức bí mật mà vào thời kỳ cao điểm của Chiến tranh Lạnh chắc chắn cố gắng thực hiện các âm mưu ám sát, đặc biệt là đối với Fidel Castro. Khi bạn hỏi ai có cơ hội để giết Kennedy hoặc ai có thể muốn ông chết, thì ngay lập tức người ta nghĩ đến một ứng cử viên như CIA".
Gần 3.000 tài liệu mật sẽ được công bố.
Các Tài liệu mật mới được phát hành về vụ ám sát Tổng thống Mỹ John F Kennedy đã tiết lộ có bằng chứng cho thấy có nhiều hơn một tay súng vào ngày định mệnh đó.
Theo các quan chức chính phủ cấp cao của Mỹ, Tổng thống Donald Trump ngày 26.10 đã ra lệnh công bố 2.800 tài liệu liên quan tới vụ ám sát cựu Tổng thống John F. Kennedy (JFK) vào năm 1963, tuy nhiên lại nhượng bộ trước sức ép của Cục Điều tra liên bang (FBI) và Cơ quan Tình báo trung ương (CIA) không cho công bố một số thông tin.
Các quan chức chính phủ trả lời phóng viên cho biết Tổng thống Trump đã ra lệnh cho các cơ quan chính phủ nghiên cứu các tài liệu trong vòng 180 ngày tới nhằm xác định xem những tài liệu trên có cần phải tiếp tục giữ bí mật với công chúng hay không. Sau khi xem xét, ông Trump dự kiến những tài liệu bị giữ bí mật sẽ là rất ít.
Theo các quan chức, ông Trump đã miễn cưỡng chấp nhận lời đề nghị của các cơ quan trên giữ lại hàng nghìn tài liệu, tuy nhiên cuối cùng ông cảm thấy không có lựa chọn nào khác ngoài đồng ý với đề nghị của họ. Một quan chức nêu rõ: "Tổng thống muốn đảm bảo một sự minh bạch hoàn toàn và hi vọng các cơ quan sẽ làm tốt hơn trong việc hạn chế mâu thuẫn trong các ghi chép và công bố thông tin nhanh nhất có thể".
Quốc hội Mỹ vào năm 1992 đã yêu cầu toàn bộ ghi chép liên quan tới cuộc điều tra cái chết của cựu Tổng thống Kennedy cần được công khai với công chúng, đồng thời ra thời hạn cuối cùng vào ngày 26.10.2017 tất cả tài liệu sẽ được công bố. Tổng thống Trump hôm 21.10 đã xác nhận rằng ông sẽ cho phép công khai những tài liệu này.
2.891 tài liệu liên quan đến vụ ám sát cựu Tổng thống JFk ngày 22.11.1963 tại Dallas, Texas đã được Cơ quan Lưu trữ Quốc gia của Mỹ (National Archives) công bố trên mạng Internet. Theo chính phủ Mỹ, một số thông tin không được công bố vì lý do an ninh quốc gia.
Nghi phạm ám sát Tổng thống Mỹ John F. Kennedy năm 1963 từng gặp điệp viên KGB Liên Xô hai tháng trước khi vụ việc xảy ra.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.