Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Sau khi kết thúc chuyến công tác dài ngày đi kiểm tra thiệt hại tại các tỉnh miền núi phía Bắc của đoàn công tác Bộ NNPTNT, PV Báo điện tử Dân Việt đã trao đổi với Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam để hiểu rõ hơn những thiệt hại và cách khắc phục sản xuất sau bão lũ lịch sử.
Bão lũ tàn phá rất khủng khiếp
Sau nhiều ngày đi kiểm tra thiệt hại và công tác khắc phục hậu quả tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Thứ trưởng có nhìn nhận, đánh giá như thế nào về thiệt hại mà cơn bão số 3 đã gây ra?
-Bão số 3 được cơ quan dự báo khí tượng thủy văn ghi nhận là cơn bão mạnh nhất trên biển Đông trong vòng 30 năm qua và mạnh nhất trên đất liền ở nước ta trong khoảng 70 năm qua, có cường độ rất cao, tốc độ rất lớn, phạm vi rộng, thời gian kéo dài, sức tàn phá mạnh và tác động, ảnh hưởng rất nặng nề trên phạm vi rất rộng ở hầu hết các địa phương Bắc Bộ.
Bên cạnh đó, lượng mưa lớn trong cơn bão và hoàn lưu sau bão đã gây ra tình trạng ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ở nhiều địa bàn miền núi và lũ lớn tại hầu hết các sông ở Bắc Bộ, dẫn đến thiệt hại rất nghiêm trọng về người, tài sản, cây trồng, vật nuôi, hạ tầng kinh tế - xã hội, các hoạt động sản xuất kinh doanh, các ngành, các lĩnh vực, nhất là nông nghiệp tại các địa phương bị ảnh hưởng rất nặng nề, khủng khiếp.
Bão lũ đi qua, thiệt hại đang ở lại, Bộ NNPTNT đã và đang làm gì để cùng các địa phương khắc phục hậu quả và khôi phục lại sản xuất?
-Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NNPTNT đã thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra các tỉnh, thành bị thiệt hại sau ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Qua chuyến đi khảo sát, kiểm tra tại các tỉnh miền núi phía Bắc, chúng tôi thấy vấn đề bố trí ổn định dân cư rất cấp bách. Sau thiên tai, hiện còn rất nhiều hộ dân không có nhà ở, bà con rất mong có chỗ ở mới an toàn. Theo đó, Bộ NNPTNT đã cùng với các địa phương thống kê thiệt hại và kịp thời đưa ra các phương án đề xuất với Chính phủ.
Thứ nhất là bố trí xen ghép với các hộ dân ở nơi an toàn để ổn định ngay cuộc sống cho bà con. Thứ 2 là cùng với địa phương khảo sát, chọn các nơi an toàn hơn để xây dựng khu tái định cư an toàn, lâu dài cho người dân.
Để ổn định dân cư sau bão lũ, chúng tôi cũng khuyến cáo các địa phương làm sao phải đảm bảo lương thực cho bà con. Chúng tôi cũng sẽ đề xuất với Chính phủ hỗ trợ, cấp lương thực cho người dân ít nhất trong 6 tháng để bà con tại nơi ở xen ghép vẫn có đủ lương thực để dùng, không bị đói.
Đồng thời, đối với công việc khôi phục sản xuất, Bộ cũng đã chỉ đạo các địa phương khảo sát, nắm lại tình hình số lượng giống cần để hỗ trợ. Sau thiên tai, chúng tôi cũng chỉ đạo các địa phương cũng phải tái cơ cấu lại sản xuất theo hướng tăng giá trị về kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Thứ 3 là chúng tôi đi khảo sát, kiểm tra tình hình về xây dựng nông thôn mới, hiện nay đa phần các xã đạt chuẩn NTM và đang xây dựng NTM như Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái... nơi đoàn vừa đến đều đã bị lũ quét sạch cơ sở hạ tầng. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo bắt đầu tăng lên, thu nhập của bà con lại giảm đi, tiêu chí hạ tầng gần như bị xóa trắng, các tiêu chí về văn hóa, giáo dục cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Sau chuyến công tác, chúng tôi cũng sẽ tổng hợp và báo cáo, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ có chính sách hỗ trợ kịp thời để tiếp sức, nhất là xây dựng hạ tầng cho các xã đang xây dựng NTM và các xã đã đạt chuẩn NTM để các địa phương sớm phục hồi và tiếp tục hoàn thiện kịp thời các tiêu chí còn lại trong giai đoạn 2021-2025.
Theo ông, đâu là vấn đề mấu chốt nhất trong công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3?
-Trong chuyến đi kiểm tra thiệt hại, chúng tôi cũng chỉ đạo các địa phương nhanh chóng bố trí ổn định dân cư xen ghép với các hộ dân ở nơi an toàn và khôi phục sản xuất là 2 nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai thực hiện khẩn cấp trong thời gian tới.
Hiện nay, các địa phương vừa trải qua bão lũ rất khó khăn trong vấn đề quy hoạch, chọn quỹ đất để xây dựng khu tái định cư cho người dân bị thiên tai. Thực ra, các diện tích nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh miền núi phía Bắc không bị ảnh hưởng quá lớn nhưng với các cây trồng trong vụ mùa năm nay thì gần như mất trắng. Vấn đề cấp bách hiện nay là giải quyết khâu giống cho bà con khôi phục sản xuất.
Trong quá trình xây dựng khu tái định cư cho bà con, chúng tôi cũng khuyến cáo các địa phương lựa chọn các vùng cách xa, có khoảng cách an toàn với khu vực núi, đồi có nguy cơ sạt lở cao. Bên cạnh đó, các địa phương cũng phải xây dựng hành lang an toàn để giảm bớt thiệt hại khi xảy ra thiên tai.
Thứ 2 là các địa phương phải xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo sớm sạt lở, lũ quét, các thiên tai khác để thông báo và có biện pháp ứng phó kịp thời.
Tiếp đó, chúng ta phải xây dựng các điểm nhà cộng đồng đa năng vừa sinh hoạt văn hóa vừa phát triển du lịch, vừa có thể lánh nạn an toàn khi có thiên tai xảy ra. Các tiêu chí này, sắp tới chúng tôi cũng sẽ đề xuất với Chính phủ và các bộ ngành để các địa phương sớm triển khai làm ngay.
Ngoài ra, vấn đề bố trí tái định cư thế nào để gắn được với vùng sản xuất để bà con yên tâm sản xuất, các điều kiện sinh hoạt, ổn định cuộc sống cũng là vấn đề quan trọng để chúng ta cần bàn và giải quyết ngay.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.