Nuôi cá lồng, đánh bắt cá trên hồ thủy điện Sê San, ai ở Kon Tum nhìn thấy cũng muốn mua ngay

Hoàng Lộc Thứ hai, ngày 31/01/2022 19:00 PM (GMT+7)
Tận dụng lợi thế của lòng hồ thủy điện Sê San 4, nhiều hộ dân gốc là dân các tỉnh miền Tây tại thôn 7, xã Ia Tơi (huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum) đã đánh bắt và nuôi các loại cá lồng, đánh bắt các loại cá tự nhiên cho thu nhập khá.
Bình luận 0

CLIP: Người nông dân làng chài thôn 7, xã Ia Tơi (huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum) khai thác và đánh bắt cá trên lòng hồ thủy điện Sê San 4. Thực hiện: Hoàng Lộc

Người miền Tây lập nghiệp trên núi

Thủy điện Sê San 4 có diện tích lòng hồ hơn 5.100 ha. Đây là khu vực có mặt nước ổn định và nguồn lợi thủy sản dồi đào. Cũng từ đây, người dân ở các tỉnh thành như An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế,…đã di cư đến sinh sống ngay tại đây và hình thành nên một làng chài thuộc địa phận thôn 7, xã Ia Tơi (huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum).

Kon Tum: Người dân làm giàu nhờ khai thác và đánh bắt cá trên lòng hồ thủy điện - Ảnh 2.

Làng chài trên lòng hồ thủy điện Sê San 4. Ảnh: H.L

Ông Nguyễn Văn Triều (trú tại thôn 7, xã Ia Tơi) cho biết, vào năm 2010, gia đình ông đã di cư từ huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) đến định cư tại khu vực lòng hồ thủy điện Sê San 4 làm nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Theo ông Triều, khu vực này rất giàu có thủy sản, trong đó nhiều nhất là cá cơm. Được biết, người dân ở đây đánh bắt cá cơm bằng 1 công cụ gọi là rớ. Tầm 16h chiều, họ sẽ đi thả rớ, đến khoảng 3h sáng hôm sau sẽ chèo thuyền ra kéo rớ lên và mang cá cơm về.

Kon Tum: Người dân làm giàu nhờ khai thác và đánh bắt cá trên lòng hồ thủy điện - Ảnh 3.

Rớ được người dân dùng để đánh bắt cá cơm trên lòng hồ thủy điện Sê San. Ảnh: H.L

Cá cơm tươi sau khi đánh bắt về sẽ được làm sạch và sau đó phơi khô. Mỗi ngày, ông Triều thu được 10kg cá cơm khô. Trung bình mỗi kg cá khô có giá bán từ 100.000-120.000 đồng, mang về thu nhập cho gia đình gần 40 triệu đồng mỗi tháng.

Ngoài đánh bắt cá cơm, ông Triều làm bè nuôi cá lồng với các loại như cá lăng, cá chình, cá tai tượng, cá trê, cá lóc, cá bống, cái diêu hồng….Bình quân mỗi năm, sản lượng từ nuôi cá trên lồng bè ước đạt gần 4 tấn. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông lãi hơn 50 triệu đồng mỗi năm.

Kon Tum: Người dân làm giàu nhờ khai thác và đánh bắt cá trên lòng hồ thủy điện - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Văn Triều cho đàn cá nuôi trong lồng bè ăn. Ảnh: H.L

Tương tự gia đình ông Triều, nhiều hộ gia đình cũng có thu nhập khá từ việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ thủy điện Sê San 4. 

Ông Trần Văn Mây (trú tại thôn 7, xã Ia Tơi) cho biết, mỗi ngày, gia đình thu được 12 kg cá cơm khô, thu nhập mỗi tháng gần 45 triệu đồng. Song song với đó, ông cũng đang nuôi các loại cá như cá lăng bò, cá rô phi, cá rô,….trên lồng bè, cho thu lãi gần 30 triệu đồng/năm.

Kon Tum: Người dân làm giàu nhờ khai thác và đánh bắt cá trên lòng hồ thủy điện - Ảnh 5.

Cá tai tượng được nuôi trên lòng hồ thủy điện Sê San 4. Ảnh: H.L

Cá, tôm hồ thủy điện-Sản vật từ thiên nhiên

Cũng từ cá cơm và các loài cá nuôi trên lồng bè khác, người dân làng chài tại thôn 7, xã Ia Tơi còn chế biến thành nhiều món đặc sản nổi tiếng như bánh tráng cá cơm, nước mắm cá cơm, cá lóc khô, cá rô khô…để tăng thêm thu nhập. Các sản phẩm trên được tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành trên cả nước như Gia Lai, Bình Định, Sài Gòn, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng....

Kon Tum: Người dân làm giàu nhờ khai thác và đánh bắt cá trên lòng hồ thủy điện - Ảnh 6.

Bánh tráng cá cơm - một trong những đặc sản của làng chài thôn 7, xã Ia Tơi. Ảnh: H.L

Kon Tum: Người dân làm giàu nhờ khai thác và đánh bắt cá trên lòng hồ thủy điện - Ảnh 7.

Cá lóc khô. Ảnh: H.L

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Lê Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Tơi cho biết, trên khu vực lòng hồ thủy điện Sê San 4 hiện có 29 hộ dân với trên 100 nhân khẩu sinh sống. Đời sống người dân ở đây chủ yếu dựa vào nghề đánh bắt và khai thác thủy sản. Công việc này đã mang lại nguồn thu nhập khá cho họ trong vài năm trở lại đây.

"Chúng tôi cũng thường xuyên vận động người dân cam kết không đánh bắt vào ngày 14-16 âm lịch hàng tháng vì đây là thời điểm cá sinh sản. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thường xuyên phân công cán bộ đến để tuyên truyền cho người dân không thực hiện việc đánh bắt bằng xung kích điện, bom mìn, hóa chất", ông Quân khuyến cáo.

Phát triển du lịch trên lòng hồ thủy điện Sê San 4

Hiện nay, một số hộ dân làng chài thôn 7, xã Ia Tơi (huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum) còn phát triển thêm các tour du lịch như lòng hồ: thăm làng chài, trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt cùng bà con trên nhà bè, khám phá lòng hồ thủy điện Sê San bằng thuyền máy và đặc biệt là kết nối với điểm đến Thác Mơ – Sê San bên lòng hồ thuộc địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai). Bình quân mỗi tháng đón gần 10 đoàn khách đến đây du lịch và kiếm thêm thu nhập từ 3-5 triệu đồng/đoàn.



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem