Núi rừng
-
Cuộc sống dù có đổi thay đến đâu thì với già làng Hồ Văn Phúc và bà con bản Khe Cát, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), việc giữ lấy tiếng cồng, tiếng chiêng mãi ngân vang giữa ngàn Trường Sơn là một nhiệm vụ thiêng liêng nhất.
-
Với người miền núi, mỗi khi đi rừng trên những con đường mòn lạc lối, gặp cơn mưa xối xả hay khi màn đêm buông xuống lại thường bắt gặp một túp lều canh nương để nghỉ chân, cùng chia nhau nắm cơm, mồi lửa mà thấy tình người ấm áp vô cùng.
-
Sáng sớm, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam bỗng đẹp như bức tranh kỳ ảo bởi nó được phủ lên một màn sương nhẹ trong khí trời se se lạnh - một cảm nhận thật dễ chịu đối với du khách lần đầu đến nơi đây.
-
Những thửa ruộng bậc thang như những “nấc thang trời” chuyển mình mang một màu sắc rực rỡ tới cho sự sống. Thiên nhiên đẹp như một bức tranh, sống động và tươi mới với điểm nhấn chính là những con người trên luống mạ non, những vết nước trâu cày bừa trên ruộng. Con người và thiên nhiên hòa quyện vào nhau trong không khí rộn rã, tươi vui.
-
Từ năm 2009, vùng núi Mã Pí Lèng đã được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Theo đó, đèo Mã Pí Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan; đỉnh đèo là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam.
-
Khi hang Sơn Đoòng đã nổi tiếng trên khắp thế giới, xung quanh việc phát hiện hang động này vẫn còn những câu chuyện thú vị chưa được kể...
-
Làng Kon Jong, xã Ngok Reo, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum sắp khánh thành nhà rông văn hóa vào đúng ngày hội Đại đoàn kết toàn dân. Đây là dịp để tiếng chiêng của làng ngân khắp núi rừng báo cho thần núi, thần sông, thần rừng... về vui với dân làng KonJong. Mặc dù rất bận, già làng A Duah vẫn bắt tay vào chỉnh âm cho từng chiếc chiêng mẹ chiêng con.
-
Giữa khoảng không thăm thẳm, tiếng khèn bè của già làng Hồ Cu Chanh (tên thường gọi là Ăm Nhơ) vang lên làm ấm áp cả núi rừng. Tiếng khèn ấy, con người ấy đã lưu truyền văn hóa ngàn đời của người Pa Kô.
-
Đến làng Đêg K'Long thuộc thôn Darahoa, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng (cách trung tâm TP.Đà Lạt khoảng 20km), ta sẽ thấy một chú gà khổng lồ đang đứng “gáy”. Đó chính là “con gà” lớn nhất Việt Nam đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận năm 2005.
-
Mỗi dịp lên Tây Bắc, tôi cứ bị ám ảnh bởi những câu văn của cụ Nguyễn Tuân, đặc biệt là sự miệt mài của những cánh ong để đem về thứ mật quý mà không một công thức nào pha chế được. Trong vị ngọt đó còn ẩn chứa sự cần mẫn của những người mê ong…