Nước Nga rơi vào khủng hoảng Internet: "Bức tường sắt" toàn cầu
Nước Nga rơi vào khủng hoảng Internet: "Bức tường sắt" toàn cầu
Huỳnh Dũng
Thứ sáu, ngày 11/03/2022 07:10 AM (GMT+7)
Ngay cả khi Tổng thống Vladimir Putin thắt chặt hơn nữa đối với mạng xã hội ở Nga gay gắt nhất trong 22 năm qua, các nguồn thông tin độc lập và thể hiện chính trị vẫn còn trên mạng.
Công dân Nga không giống như người Trung Quốc đã có thể truy cập các nền tảng công nghệ của Mỹ như Facebook, Twitter và Google, mặc dù họ phải chịu sự kiểm duyệt và hạn chế nhất định, vốn là một đặc điểm nổi bật của mô hình internet của Trung Quốc bấy lâu nay. Nhưng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine cũng có thể là hồi chuông báo tử cho sự hiện diện của Nga trên mạng Internet toàn thế giới.
Khi Putin tiến hành cuộc chiến sự với Ukraine, một rào cản kỹ thuật số đã tăng lên giữa Nga và thế giới. Cả chính quyền Nga và các công ty internet đa quốc gia đều xây dựng bức tường sắt với tốc độ ngoạn mục. Và những động thái này đã phá vỡ một mạng internet mở từng được coi là giúp đưa Nga hòa nhập vào cộng đồng toàn cầu.
Hiện tại, TikTok và Netflix đang tạm ngừng dịch vụ của họ tại quốc gia này. Facebook đã bị chặn. Twitter đã bị chặn một phần. Trong khi đó, Apple, Samsung, Microsoft, Oracle, Cisco và những công ty khác đã rút lui tạm thời hoặc rút lui hoàn toàn khỏi Nga. Ngay cả các trò chơi điện tử trực tuyến như Minecraft cũng không còn nữa.
Các hành động này đã biến Nga thành một quốc gia kỹ thuật số kín kẽ giống như Trung Quốc và Iran, những quốc gia kiểm soát chặt chẽ internet và kiểm duyệt các trang web nước ngoài xuất phát từ bất đồng chính kiến trong kỹ thuật số. Internet của Trung Quốc và Internet của phương Tây đã trở nên gần như hoàn toàn tách biệt trong những năm qua, với ít dịch vụ chồng chéo và ít giao tiếp trực tiếp.
Brian Fishman, một thành viên cấp cao tại New America Think Tank và cựu giám đốc chính sách tại Facebook cho biết: "Tầm nhìn về một mạng Internet mở và miễn phí chạy trên toàn thế giới không còn thực sự tồn tại nữa. Bây giờ mạng internet là cục bộ. Nó có điểm nghẹt thở sau khi chiến sự Nga-Ukraine nổ ra".
Internet chỉ là một phần trong sự cô lập ngày càng tăng của Nga kể từ khi nước này tấn công Ukraine vào ngày 24 tháng 2. Nước này đã bị cắt phần lớn khỏi hệ thống tài chính của thế giới, các hãng hàng không nước ngoài không bay vào không phận của Nga nữa và khả năng tiếp cận toàn cầu với dầu và khí đốt tự nhiên của nước này đang hạn hẹp.
Nhưng giới hạn kỹ thuật số nổi bật là đỉnh điểm từ những nỗ lực của chính quyền Nga nhằm chế ngự thứ từng là một mạng internet mở và tự do. Trong nhiều năm qua, các quan chức Nga đã tăng cường chiến dịch kiểm duyệt tại quê nhà và cố gắng tiến tới cái được gọi là "internet có chủ quyền". Cuộc chiến khiến các công ty đa quốc gia phải thực hiện những bước nhẫn nhịn tới cuối cùng, trước khi chiến sự này xảy ra khiến mọi thứ như ván cờ lật ngược.
Trong khi Nga đang phải trả một chi phí kinh tế khó khăn vì bị cắt đứt, chủ nghĩa biệt lập kỹ thuật số cũng phần nào phục vụ lợi ích của Putin. Nó cho phép ông ấy kiểm soát hơn nữa những bất đồng chính kiến và thông tin không tuân theo đường lối của chính phủ. Theo luật kiểm duyệt được thông qua vào tuần trước, các nhà báo, nhà điều hành trang web và những người khác có nguy cơ phải ngồi tù 15 năm vì công bố "thông tin sai lệch" về cuộc chiến Ukraine.
Alp Toker, giám đốc NetBlocks, một tổ chức chuyên theo dõi kiểm duyệt internet ở London cho biết: "Điều này sẽ giống như một sự trở lại những năm 1980 đối với những người sống trong thời đại đó ở Nga khi thông tin đột nhiên nằm gọn trong tay chính phủ Nga".
Việc tách khỏi Nga có thể không gây ra mối đe dọa hiện hữu đối với các nền tảng công nghệ phương Tây. Nhưng những động thái này có ý nghĩa lớn đối với khả năng tiếp cận thông tin của người Nga. Ở cấp độ cơ bản hơn, nó cũng có thể đẩy nhanh hơn nữa sự đứt gãy của Internet toàn cầu như chúng ta đã biết.
Tanya Lokot, phó giáo sư tại Đại học Thành phố Dublin, chuyên về quyền kỹ thuật số ở Đông Âu cho biết các nỗ lực kiểm duyệt Internet ở Nga đã phát triển trong thập kỷ qua. Lần đầu tiên Putin thẳng tay đàn áp những người chỉ trích chính phủ và các hãng tin độc lập trên mạng. Sau đó, Nga bắt đầu chiến dịch lắp đặt thiết bị kiểm duyệt mới để chặn hoặc làm chậm việc truy cập vào các trang web như Twitter.
YouTube, thuộc sở hữu của Google tuần trước đã chặn tất cả các tài khoản Nga kiếm tiền từ video của họ và cấm các kênh truyền hình nhà nước của Nga chiếu trên khắp châu Âu. Các chuyên gia dự đoán, YouTube có thể là một trong những mục tiêu tiếp theo bị các cơ quan quản lý của Nga chặn lại.
Pivovarov, 47 tuổi, sống ở Moscow cho biết anh dự định tiếp tục phát sóng trên kênh YouTube bất chấp rủi ro. Nhưng anh ấy nói rằng không rõ anh ấy có thể tiếp tục đi được bao lâu.
Một số người dùng Internet của Nga dường như đang tìm cách giải quyết các hạn chế chặt chẽ hơn. Nhu cầu về mạng riêng ảo, công nghệ cho phép mọi người truy cập các trang web bị chặn bằng cách che vị trí của họ đã tăng hơn 600% kể từ cuộc xâm lược, theo Top10VPN, một dịch vụ theo dõi việc sử dụng công nghệ thống kê.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.