Nhiều hộ nuôi lợn đang lo sốt vó về dịch tả lợn châu Phi, nhưng riêng bà con người Mông ở xã Pà Cò chẳng bao giờ phải lo lắng điều gì bởi họ nuôi loài lợn đen bản địa quanh năm khỏe khoắn, chẳng bao giờ thấy đám lợn mắc dịch bệnh. Mỗi nhà nuôi vài con, thậm chí cả trăm con. Gia đình nào cần lo công to việc lớn gì, cứ mang lợn ra chợ bán là có tiền.
Bà con người Mông thường đeo gông cho lợn đen để chúng khỏi phá bờ rào.
Gia đình anh Sồng A Cang ở bản Co Cháy, xã Pà Cò đã nuôi lợn đen từ nhiều năm nay. Hiện nhà anh có hơn chục con lợn cả giống lẫn lợn thịt. Đàn lợn sinh sôi, phát triển tốt là anh có tiền để mua gạo và nhu yếu phẩm hàng ngày.
A A Cang chia sẻ: "Đám lợn này chỉ ăn rau, ăn cỏ ngoài vườn. Chúng lành lắm, cứ ủn ỉn cả ngày, cho cái gì ăn nấy, chẳng đòi hỏi gì. Chúng lại khỏe, chẳng bao giờ mắc các dịch bệnh... Hơn nữa, giá bán lại cao, nhà hết tiền tôi khoác con lợn 20kg ra chợ là có gần 3 triệu rồi. Đặc biệt là dịp Tết, giá lợn có lúc lên đến 150.000 đồng/kg".
Giống lợn đen bản địa của người Mông luôn bán được giá.
Không riêng gì nhà anh Cang, cả nghìn hộ gia đình ở xã Pà Cò này đều nuôi lợn. Nhà nuôi ít thì chục con, nhà nuôi nhiều vài chục con. Giống lợn đen bản địa của người Mông, lưng võng, mõm dài, lông xù... luôn được khách hàng săn lùng mua cho được.
Giống lợn đen bản địa của người Mông luôn được thương lái săn lùng mua với giá cao.
Một đặc điểm nữa là giống lợn đen này thích nghi rất tốt với khí hậu vùng cao. Do vậy, bà con người Mông ở Pà Cò vẫn chọn nó là con vật nuôi chính trong nhà. Theo ông Sùng A Sía, Phó Chủ tịch UBND xã Pà Cò, trước đây và hiện nay, trên địa bàn xã, người dân duy trì việc chăn nuôi lợn theo hình thức thả rông, hoang dã theo hướng tự sản, tự tiêu. Toàn xã có cả vạn con lợn đen. Giống lợn này lớn chậm, nhưng luôn bán được giá. Xã đang tiến hành nhiều chương trình nhằm hỗ trợ bà con gia tăng số lượng về đàn lợn đen này.
Giống lợn đen rất phàm ăn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.