Nuôi con đặc sản dày đặc, nhìn đâu cũng thấy trồi lên, một nông dân Hậu Giang cứ bắt lên là bán hết sạch

Hồ Trí Cường Thứ hai, ngày 15/05/2023 05:05 AM (GMT+7)
Anh Trần Văn Đáng ấp 7 xã Vị Thắng huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) lúc đầu chỉ làm 1 bể nuôi lươn không bùn với số lượng khoảng 3.000 con lươn giống. Đến nay, anh đã xây được 6 bể thả nuôi mỗi vụ 20.000 con lươn giống.
Bình luận 0

 Nhắc đến huyện huyện Vị Thuỷ (tỉnh Hậu Giang) người ta nghĩ ngay đến những cánh đồng lúa vàng bát ngát, trĩu hạt. Đây là nguồn thu nhập chính của người dân trong huyện. 

Ngoài ra, những năm qua ngành nông nghiệp huyện đã triển khai thực hiện nhiều mô hình và chuyển đổi trên cây trồng, vật nuôi và thuỷ sản, điển hình chuyển đổi nuôi lươn truyền thống sang nuôi lươn không bùn.

Nuôi con đặc sản dày đặc, nhìn đâu cũng thấy trồi lên, một nông dân Hậu Giang cứ bắt lên là bán hết sạch - Ảnh 1.

 Mô hình nuôi lươn không bùn dày đặc của anh Trần Văn Đáng, nông dân, ấp 7, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang).

Anh Trần Văn Đáng, ấp 7, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) luôn ấp ủ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.

Lúc đầu chỉ làm 1 bể nuôi lươn không bùn với số lượng khoảng 3.000 con lươn giống. Đến nay, anh đã xây được 6 bể thả nuôi mỗi vụ 20.000 con lươn giống. 

Mỗi năm, anh xuất bán được khoảng 3,5 tấn lươn thịt với giá bán 110.000đồng/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí, anh còn lợi nhuận còn lại trên 140 triệu đồng/năm.

Anh Đáng phấn khởi cho biết thêm: Anh được sự hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn và cho tham quan các trại nuôi lươn có tiếng trong và ngoài tỉnh để học hỏi kinh nghiệm do Trạm khuyến nông huyện Vị Thủy tổ chức. Đây là điều kiện thuận lợi giúp tôi mạnh dạn thực hiện mô hình nuôi lươn đồng bán nhân tạo.

Mô hình nuôi lươn trong bể theo hướng an toàn là giải pháp tối ưu, giúp nâng cao tỷ lệ sống của lươn, đảm bảo sản lượng, từ đó nâng cao lợi nhuận của người nuôi. 

Với mô hình này sẽ giúp nông dân chuyển hướng dần từ nuôi truyền thống là thu gom con giống từ tự nhiên sang nuôi cải tiến là con giống sản xuất bán nhân tạo với mục đích dễ kiểm soát nguồn nước, thức ăn, mầm bệnh, nâng cao tỷ lệ sống và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Trong thời gian tới trạm Khuyến nông huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) sẽ tiếp tục tổ chức các buổi tập huấn, tham quan để tạo điều kiện cho người nuôi lươn tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật mới như: Mô hình ứng dụng hệ thống tuần hoàn trong nuôi lươn thương phẩm, Mô hình nuôi lươn theo hướng an toàn,… để góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem