Chạch lấu có tên khoa học là Mastacembelus Amatus, thân có màu xanh đậm hoặc đan sáng, sống thích nghi ở môi trường nước có độ pH từ 6,5-8, cơ thể có chiều dài tối đa khoảng 90cm; trọng lượng tối đa lên đến 1 kg, ưa sống ở tầng đáy và có chỗ trú ẩn, độ hòa tan ôxy trong nước đạt tối thiểu 5g/ml.
Chạch lấu là loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao, với chất lượng thịt ngon, bổ dưỡng, nhiều vùng ví cá chạch lấu như là một thứ "nhân sâm nước". Chạch lấu đã trở thành đặc sản nổi tiếng của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Cá chạch lấu lồng của gia đình anh Nguyễn Thức Hoàng nuôi trên lòng hồ thủy điện sông Hinh, tỉnh Phú Yên.
Người dân ở ĐBSCL tiến hành nuôi chạch lấu chủ yếu trên ao đất, bể xi măng, bể nổi lót bạt, chưa ai nuôi trên lồng bè. Tuy nhiên, sau nhiều lần tham quan học hỏi, anh Nguyễn Thức Hoàng quyết định đưa loài vật nuôi này về lòng hồ thủy điện Sông Hinh để nuôi trong lồng.
Anh Hoàng đã cải tiến bằng cách cho chà vào lồng làm nơi trú ẩn cho cá; đồng thời lợi dụng dòng chảy tự nhiên trong hồ để tăng cường độ ôxy hòa tan trong nước cho cá chạch lấu.
Với giá cá chạch lấu anh Hoàng xuất bán tại lồng cho thương lái là 330.000 đ/kg , anh đã thu được 590 triệu đồng; trừ chi phí con giống, nhân công, thức ăn và thuốc thú y, anh đã thu lãi ròng khoảng 350 triệu đồng. |
Sau 9 tháng nuôi, với số lượng cá chạch lấu giống ban đầu anh thả là 3.000 con/3 lồng (1.000 con/lồng), với mật độ thả 10 con/m2, nguồn thức ăn là cá tạp xay nhỏ, anh Hoàng thu hoạch được 1,8 tấn cá thịt thương phẩm (trọng lượng trung bình 600gr/con).
Anh Nguyễn Thức Hoàng cho biết, cá chạch lấu là loài quen thuộc ở ĐBSCL, nhưng lại là loài mới ở các vùng miền khác. Cá chạch lấu tuy là loài khá khỏe, nhưng cũng rất mẫn cảm với điều kiện nước mới, đặc biệt là sự thay đổi và độ pH nước.
Chính vì vậy khi nuôi cá chạch lấu người nông dân phải chú ý đến nguồn nước, điều chỉnh pH nước cho phù hợp, ở môi trường nuôi lồng bè thì phải xem xét kỹ môi trường nước có đảm bảo hay không thì mới bắt tay vào nuôi.
Anh Hoàng dự định vụ tới anh sẽ thả khoảng 5.000 cá chạch lấu giống vào tháng 2 âm lịch năm Giáp Tý 2020 và thu vào cận Tết Nguyên đán năm sau thì sẽ được giá hơn như hiện nay.
Sông Hinh là một trong những huyện của tỉnh Phú Yên có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thủy sản nước ngọt, toàn Huyện có hàng chục hồ chứa và hồ thủy lợi có diện tích lớn (diện tích tối thiểu của mỗi hồ lên đến hàng chục ha mặt nước), được phân bố đều ở các địa phương.
Cách bờ khoảng 10 phút đi xuồng máy, lồng bè nuôi cá chạch lấu-loài cá được ví như "nhân sâm nước" của anh Nguyễn Thức Hoàng nằm tại một eo của lòng hồ thủy điện Sông Hinh. Chúng tôi đến đúng vào hôm anh Hoàng thu hoạch 3 lồng nuôi cá chạch lấu bắt được 1,8 tấn, thương lái thu mua cá chạch lấu ngay tại bè với giá 330.000 đồng/ký.
Bên cạnh đó thì huyện Sông Hinh tiếp giáp với 3 hồ thủy điện lớn: Phía Đông Bắc giáp hồ thủy điện Sông Ba Hạ, phía Đông Nam giáp với hồ thủy điện Sông Hinh, phía Tây giáp với hồ thủy điện Krông Năng. Tổng diện tích mặt nước có thể khai thác để nuôi trồng thủy sản nước ngọt lên đến hàng nghìn héc ta.
Nắm bắt được lợi thế tiềm năng này, những năm qua có rất nhiều người dân ở các địa phương khác trong và ngoài tỉnh đã đến Sông Hinh để khai thác và nuôi trồng thủy sản nước ngọt, trong đó có anh Nguyễn Thức Hoàng, quê ở tỉnh Thái Bình.
Anh Hoàng gắn với nghề nuôi cá nước ngọt đã được hơn 10 năm, 2 năm trước anh được người bạn giới thiệu và tìm đến lòng hồ thủy điện Sông Hinh để tiếp tục nghề nuôi cá nước ngọt của mình.
Lý giải việc tại sao anh lại chọn lòng hồ thủy điện Sông Hinh là nơi duy trì nghề nuôi cá nước ngọt, anh Hoàng cho biết: "Lòng hồ thủy điện Sông Hinh có diện tích mặt nước lớn (khoảng vài ngàn ha); 2/3 chu vi vành đai bờ hồ là rừng phòng hộ, không có bất kỳ một nhà máy hay khu công nghiệp nào tiếp giáp với hồ; chính vì vậy chất lượng nguồn nước rất tốt, không bị ô nhiễm…., đây là yếu tố quyết định cho việc thành- bại”. |
Vui lòng nhập nội dung bình luận.