Nuôi cá đặc sản
-
Sau khi đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm nuôi cá lồng ở nhiều nơi, đồng thời được ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ về kỹ thuật, ông Vũ Văn Chiến ở thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đã tự tin nuôi cá và có những bí quyết hay khi nuôi các giống cá đặc sản.
-
Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang phối hợp với Phòng NN PTNT, Trạm Khuyến nông, UBND xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên thực hiện dự án “Xây dựng mô hình Nuôi cá lăng chấm trong lồng trên sông, hồ chứa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch sinh thái tại địa phương". Cá lăng chấm là một loài cá đặc sản.
-
"Sau 20 tháng thả nuôi, cá bông lau phát triển tốt và đạt trọng lượng trên 2kg/con. Tôi bán cá bông lau với giá hơn 150 ngàn đồng/kg và thu về lợi nhuận khá cao”, anh Lê Hồng Phương, nông dân nuôi thành công cá đặc sản-cá bông lau trong ao đất ở ấp 6, xã Bình Thắng, huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre) nói.
-
Mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện, nhiều hộ dân ở huyện Than Uyên (Lai Châu) đã "ăn nên làm ra", thu nhập cả trăm triệu đồng/năm từ bán cá thương phẩm các loại ra thị trường.
-
Trên lòng hồ thủy điện Bản Vẽ, hồ thủy điện lớn nhất Bắc Trung bộ, người dân xã Yên Na, huyện Tương Dương, Nghệ An đầu tư nuôi cá đặc sản như: cá leo, cá trắm, cá lăng, cá ghé. Con nào con nấy to bự, thịt cá dai, thơm ngon, ăn ngọt nên hễ nói bán là hết ngay.
-
Với hơn 20 năm gắn bó với con cá chình, ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh, 67 tuổi, ngụ ấp 3, xã Tân Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) đã thành công với loài cá này, mỗi năm cho thu nhập trên 1,5 tỉ đồng.
-
Nắm bắt được nhu cầu thị trường, anh Đỗ Danh Tuân (SN 1992) ở bản Nam (xã Ta Gia, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu) đã mạnh dạn đầu tư làm lồng, nuôi cá đặc sản trên lòng hồ thủy điện Huội Quảng. Mỗi năm, anh Tuân lãi gần nửa đồng từ bán các loại cá đặc sản ra thị trường như: Cá lăng, cá chiên, cá quất.
-
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), nhiều hộ nông dân Nam Định đã có điều kiện để triển khai hiệu quả những mô hình hay. Điển hình như mô hình tổ hợp tác nuôi cá chạch, các chi hội, tổ hội nghề nghiệp nuôi và chế biến thủy sản ở huyện Trực Ninh, Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ...
-
Nhờ tận dụng tốt diện tích mặt nước trên sông, hồ chứa để nuôi cá lồng đặc sản, người dân các tỉnh miền núi phía Bắc như Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Hoà Bình đã có thu nhập cao và ổn định.
-
Toàn tỉnh Tuyên Quang hiện có 2.255 lồng cá được nuôi trên sông, hồ. Riêng huyện Na Hang đã chiếm trên 1.000 lồng cá, với hơn 100 hộ nuôi. Trong đó có 2 doanh nghiệp, 2 HTX tham gia nuôi cá đặc sản với quy mô lớn, như cá lăng, cá chiên, cá bỗng...