Ở một nơi của Bến Tre, dân trồng "cây tiền tỷ" là trồng sầu riêng kiểu gì mà có nhà thu 3 tỷ/ha?
Vô số nơi trồng sầu riêng, ở một nơi của Bến Tre, dân trồng "cây tiền tỷ" kiểu gì mà có nhà thu 3 tỷ/ha?
Chủ nhật, ngày 28/07/2024 05:24 AM (GMT+7)
Mô hình sản xuất sầu riêng theo hướng hữu cơ tại xã Sơn Định, huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) được huyện chọn sầu riêng ở ấp Sơn Phụng để thực hiện. Mô hình trồng sầu riêng hữu cơ thực hiện từ năm 2021 và đến năm 2023 đã có kết quả khả quan, đang phát huy hiệu quả kinh tế-xã hội.
Mô hình sản xuất sầu riêng theo hướng hữu cơ tại xã Sơn Định, huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) được huyện chọn sầu riêng ở ấp Sơn Phụng để thực hiện. Mô hình xuất hiện từ năm 2021 và đến năm 2023 đã có kết quả khả quan, đang phát huy hiệu quả.
Tại huyện Chợ Lách, diện tích sầu riêng hiện có khoảng 1.300ha, sản lượng khoảng 20 tấn/ha. Sầu riêng được trồng trên toàn huyện.
Để sầu riêng Chợ lách ngày càng đáp ứng thị trường trong và ngoài nước, hiện nay các nhà vườn ở huyện Chợ Lách đang phát huy mô hình Tổ hợp tác sầu riêng HC ở ấp Sơn Phụng, xã Sơn Định (Tổ sầu riêng hữu cơ Sơn Phụng (SRHCSP).
Mô hình trồng sầu riêng hữu cơ ở xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Mô hình trồng sầu riêng hữu cơ có 15 hộ đạt mức doanh thu 1 tỷ/ha, cá biệt có hộ đạt 3 tỷ/ha nhờ giá sầu riêng tăng cao.
Nhiều năm qua, sản phẩm sầu riêng ở Chợ Lách sản xuất chưa đồng đều về mặt chất lượng, chưa đáp ứng được thị trường.
Để khắc phục tình trạng này, Phó chủ tịch UBND huyện Chợ Lách Phạm Văn Hòn cho biết: “Sản xuất sầu riêng theo hướng hữu cơ là một nhu cầu tất yếu vì trong sản xuất cần có các biện pháp cải tạo đất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và việc sử dụng đất lâu dài.
Bên cạnh đó, vai trò quan trọng đặc biệt của chất hữu cơ đối với độ phì nhiêu của đất là góp phần cải thiện đặc tính vật lý, hóa học cũng như sinh học đất và cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cây trồng.
Việc cung cấp các nguyên tố vi lượng, các dưỡng chất từ phân hữu cơ có ý nghĩa trong việc gia tăng phẩm chất nông sản, làm trái cây ngon ngọt và ít sâu bệnh hơn.
Bón phân hữu cơ là nguồn thực phẩm cần thiết cho hoạt động của vi sinh vật trong đất. Đặc biệt, HC là một nguồn dinh dưỡng không thể thiếu đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, giúp cải tạo đất tơi xốp, là nền tảng để cây sinh trưởng phát triển tốt, tăng tuổi thọ cũng như tăng năng suất và chất lượng trái, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân”.
Thực hiện Công văn số 868/UBND-NN của UBND huyện Chợ Lách ngày 4-5-2021 về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện mô hình sản xuất sầu riêng hữu cơ Sơn Phụng năm 2021, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Chợ Lách đã chọn mô hình sản xuất sầu riêng hữu cơ được thực hiện trên nền tảng Tổ hợp tác sầu riêng HC ấp Sơn Phụng, xã Sơn Định đã được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP với 21 hộ và diện tích sản xuất 9,62ha.
Các hộ sản xuất sầu riêng tự nguyện tham gia, có quyết tâm cao và tuân thủ các quy định về sản xuất sầu riêng HC. 21 hộ nông dân này được chọn là thành viên Tổ SRHCSP, xã Sơn Định, đã đạt chuẩn VietGAP có vườn sầu riêng đã cho trái ổn định. Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách Tiến sĩ Bùi Thanh Liêm nói về Tổ SRHCSP: “Để xây dựng mô hình sản xuất sầu riêng theo hướng HC, Phòng NN-PTNT cùng với Hội nông dân xã, UBND xã Sơn Định và đơn vị tư vấn tổ chức khảo sát điều kiện sản xuất tại vùng trồng, vùng đệm, hiện trạng sản xuất, quy trình trồng, chăm sóc sầu riêng ấp Sơn Phụng. Qua khảo sát đánh giá các hộ tham gia mô hình có quy trình canh tác khoảng 70% là HC.
Tổ hợp tác đã từng thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP là một điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến kiến thức và quy định về tiêu chuẩn hữu cơ.
Khi đi vào hoạt động, Tổ sầu riêng hữu cơ Sơn Phụng luôn đảm bảo: Có khu vực lưu trữ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo an toàn. Có biển bảng nhận diện và cảnh báo mối nguy đầy đủ. Thực hiện đúng quy trình chăm sóc HC đối với sầu riêng”.
Mô hình đạt hiệu quả cao
Tổ trưởng Tổ sầu riêng hữu cơ Sơn Phụng- Lê Ngọc Sơn phấn khởi: “Được sự hỗ trợ của Khoa Nông nghiệp - Trường Đại học Cần Thơ, 21 hộ ghi chép sổ nhật ký sản xuất, đảm bảo thời gian cách ly thu hoạch đối với từng loại thuốc bảo vệ thực vật và không sử dụng chất cấm trong chăm sóc sầu riêng giai đoạn xử lý ra hoa và nuôi trái.
Tổ thường sử dụng phân HC như: Phân hữu cơ khoáng An Điền, phân bón lá HC khoáng ECOZYME, phân lân HC vi sinh KOMIX, phân HC vi sinh Sông Gianh HC-15…
Tổ hợp tác này cũng là mô hình điểm sử dụng phân bón HC tự làm bằng cách ủ các phế phẩm nông nghiệp hoai mục với nấm tricoderma sử dụng bón cho cây sầu riêng để giảm chi phí sản xuất.
Trong 21 hộ của Tổ có 15 hộ đạt doanh thu hơn 1 tỷ đồng/ha. Cá biệt có hộ đạt hơn 3 tỷ đồng/ha nhờ giá sầu riêng năm nay khá cao. Số còn lại do diện tích đất ít nên thu nhập không nhiều”.
Chủ tịch UBND huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) Phạm Anh Linh đánh giá cao và chỉ đạo: “Qua quá trình chuyển đổi và sau 3 năm thực hiện, 21 hộ tham gia đúng theo tiêu chuẩn sản xuất sầu riêng theo hướng hữu cơ được Công ty cổ phần chứng nhận và kiểm nghiệm FAO cấp giấy chứng nhận Tổ sầu riêng hữu cơ Sơn Phụng xã Sơn Định đạt tiêu chuẩn hữu cơ (TCVN 11041-2:2017) theo Quyết định số 13-12.23/QĐCN-HCTT-FAO ngày 15-12-2023 về việc cấp giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn. Mô hình sản xuất sầu riêng hữu cơ của Tổ sầu riêng hữu cơ Sơn Phụng cần được nhân rộng không chỉ riêng ở huyện Chợ Lách”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.