Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo sử sách ghi lại, Kiếm ngắn Núi Nưa (huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) có giá trị đặc biệt gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc những năm đầu thế kỷ III sau Công nguyên.
Thanh kiếm cổ cũng có thể liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, bởi hiện vật được phát hiện dưới chân Núi Nưa - căn cứ khởi nghĩa chống quân giặc Ngô của Bà.
Từ núi rừng Ngàn Nưa, vào năm 248 bà Triệu cùng với anh trai là Triệu Quốc Đạt, một huyện lệnh có thế lực sinh ra ở làng Quan Yên (nay là thôn Yên Thôn, xã Định Tiến, huyện Yên Định) đã đứng lên tập hợp nghĩa sỹ.
Hai anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh đã tập hợp lực lược, tổ chức huấn luyện, luyện tập võ nghệ để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa, đánh đuổi quân Ngô.
Theo các nhà khảo cổ học, Kiếm ngắn Núi Nưa được sưu tầm vào năm 1961.
Ngay tại ngọn núi nổi tiếng xưa Thanh này-núi Nưa, Bà Triệu Thị Trinh đã dấy binh khởi nghĩa.
Việc các nhà khảo cổ phát hiện ra thanh kiếm cổ xưa-Kiếm ngắn núi Nưa khiến người dân trong vùng liên tưởng đây là thanh kiếm lệnh cổ xưa mà Bà Triệu vẫn thường vung lên mỗi khi xuất trận trên bành voi, khiến lũ giặc Ngô phải kinh hồn bạt vía.
Cũng có nhiều giả thiết cho rằng hình tượng người phụ nữ trên thanh kiếm ngắn núi Nưa chính là nguyên mẫu Bà Triệu.
Theo sử sách còn lưu tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá thì: Thanh kiếm cổ được đúc bằng đồng, mang số ký hiệu BTTH 6723/KL: 261, có chiều dài 46,5 cm, rộng 5 cm, cán dài 18 cm, nặng 620 gr.
Bảo vật Quốc gia-Kiếm ngắn Núi Nưa hiện đang trưng bày tại bảo tàng tỉnh Thanh Hóa. Kiếm ngắn Núi Nưa tìm thấy ở Núi Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 1961 và là một thanh kiếm cổ đã 2.000 năm tuổi và là độc bản, chưa từng thấy ở đâu khác.
Kiếm ngắn Núi Nưa có hai phần: lưỡi và cán. Lưỡi hình lá mía, mỏng, có hai rìa sắc nhọn, chắn tay hình sừng trâu.
Cán là khối tượng tròn hình người phụ nữ, nhìn thẳng, hai tay chống nạnh đầy uy quyền, đầu vấn khăn hình chóp, có tạo khía như búp hoa sen.
Mặt người phụ nữ hình trái xoan, cằm hơi nhô ra, đôi mắt được thể hiện bằng vòng tròn đồng tâm.
Xung quanh vòng tròng đồng tâm trên thanh kiếm cổ có những chấm nhỏ, thể hiện cặp lông mày dài, cong.
Người phụ nữ trên thanh kiếm cổ có sống mũi thẳng, miệng thon nhỏ, tai dài đeo đôi vòng to chấm vai, ngực và tay đeo vòng trang sức.
Phần bụng được thắt một dải rộng như cạp váy, lưng thắt dải bao dài phủ cả đằng trước và sau trên chiếc váy dài trùm hết chân.
Thân mặc áo chẽn dài tay, tay áo và thân bó lấy thân làm nổi rõ những đường cong cơ thể. Áo cánh xẻ ngực không cài khuy để lộ vạt yếm kín cổ bên trong.
Đây là một kiểu trang phục truyền thống của phụ nữ Việt còn tồn tại tới những thập niên đầu của thế kỷ XX.
Trang phục phụ nữ trên cán Kiếm ngắn Núi Nưa khá lộng lẫy, cùng hoa văn hình học mang đặc trưng của nghệ thuật Đông Sơn.
Căn cứ vào trang phục, trang sức và đặc biệt là hình dáng cơ thể, có thể tạm khẳng định tượng phụ nữ trên Kiếm ngắn Núi Nưa mang dáng dấp của tầng lớp quý tộc giàu có trong xã hội đương thời.
Năm 2013, Kiếm ngắn Núi Nưa đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia Việt Nam.
Kiếm ngắn Núi Nưa được các nhà nghiên cứu đánh giá là đẹp nhất trong các kiếm ngắn có khối tượng người ở Việt Nam thời kỳ văn hóa Đông Sơn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.