Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Cái tên “Obanhmi” mang nét nghĩa vô cùng đặc biệt, nó là phiên âm của từ “ổ bánh mì” để người nước ngoài có thể dễ dàng nhận diện được đây là món ăn truyền thống của người Việt. “ Đặt tên cho một doanh nghiệp theo tên sản phẩm có thể là một cách đơn giản và hiệu quả để tạo ra sự nhận diện thương hiệu và truyền tải sản phẩm chính của doanh nghiệp. Nó cũng nói lên tính chất không phải là quá cầu kỳ của các nhà hàng của chúng tôi”, anh Eric D - một trong những người sáng lập nên Obanhmi chia sẻ.
Sinh sống và làm việc tại Vancouver đến nay đã sang năm thứ 20, anh Eric D nhận thấy rằng nhu cầu cho các nhà hàng phục vụ đồ ăn nhanh Việt Nam rất cao trong vùng British Columbia, việc bắt đầu một nhà hàng trong một không gian vốn đã đông đúc có thể vừa đầy thử thách lại cũng đầy hứa hẹn. Từ đó, anh cùng với những người bạn của mình ấp ủ dự định mở chuỗi quán ăn bánh mì Việt Nam, biến bánh mì trở thành một tên gọi phổ biến trong mỗi gia đình người nước ngoài và dễ dàng tiếp cận giống với các món ăn nhanh như hamburger, Submarine sandwiches hay gà rán KFC. Tháng 03/2019, quán bánh mì Obanhmi lần đầu tiên đến với thực khách Vancouver với menu đầy ắp những món bánh mì bắt mắt hấp dẫn.
Để cho ra những ổ bánh mì mang đậm lúa non nước Việt không phải là một điều đơn giản, anh Eric D cùng với những người bạn đã phải đi trên con đường không mấy dễ dàng. Xuất phát từ một người con xa xứ nhớ quê hương dân tộc, anh Eric D cùng với những người khác đã gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm hương vị chung để vừa giữ được bản sắc dân tộc trong mỗi chiếc ổ bánh, vừa có thể đáp ứng được khẩu vị của người dân nơi đây.
Tưởng chừng đây sẽ là một bài toán nan giải nhưng thật may mắn, đa số các thực khách tại xứ sở lá phong lại vô cùng yêu thích hương vị dân dã của chiếc bánh mì thuần túy Việt Nam. Anh Eric D chia sẻ: “ Chúng tôi phát hiện ra rằng khách hàng muốn có bánh mì thuần túy Việt Nam như chả lụa, pate, thịt nguội,... quen thuộc như lúc họ đi du lịch Việt Nam…”. Có thể thấy, những nguyên liệu mộc mạc, giản dị mang đậm hồn Việt quê hương đã khiến món ăn dân dã, bình dân này trở thành một hương vị khó quên, lắng đọng trong lòng người dân nơi đây.
Nhưng dù vậy, không phải tất cả khách hàng đều bị chinh phục bởi món ăn này. Do đặc thù trong tín ngưỡng tôn giáo, trong quan điểm lối sống của một số thực khách mà anh Eric D phải bổ sung thêm nhiều lựa chọn khác nhau trong thực đơn. Tưởng chừng đây sẽ là một thách thức lớn trong việc đáp ứng nhu cầu khẩu vị của một số vị khách “khó tính”, nhưng anh Eric cùng với những người khác đã biến “câu đố hóc búa” đó trở thành cơ hội để mở rộng, đa dạng cho sản phẩm của mình. Anh chia sẻ: “ Chúng tôi cũng phải cung cấp các lựa chọn khác như chay, chay trường, và chay theo đạo Hồi. Thực đơn không quá nhiều món, nhưng chúng tôi có thể đáp ứng nhu cầu của đa dạng khách hàng ”.
Giống như bao nhà khởi nghiệp khác, Eric D cùng với những người đồng sáng lập cũng gặp phải một số khó khăn, thách thức trong quá trình mở quán. Đầu tiên không thể không nhắc đến vấn đề nhân sự nội bộ, việc tìm kiếm và tuyển dụng nhân viên chất lượng là ưu tiên hàng đầu của anh, không chỉ phục vụ chất lượng tốt từ sản phẩm mà chất lượng phục vụ của nhân viên phải được đào tạo cẩn thận, bài bản. Tiếp đó, vấn đề giá thành sản phẩm luôn là nỗi niềm đau đáu khiến anh phải quan tâm, chi phí nhập khẩu nguyên liệu cùng với chi phí bảo dưỡng các chuỗi cửa hàng là không hề rẻ.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn được tốt và đáp ứng được sự kỳ vọng từ khách hàng, đòi hỏi phải nhập những nguyên liệu chất lượng với giá thành tương xứng với nó. Khó khăn tiếp theo được anh Eric D chia sẻ đó chính là độ nhận diện. Khoảng thời gian mới thành lập Obanhmi, độ nhận diện quán chưa được cao, rất ít người biết đến quán, đây luôn là vấn đề nóng mà anh đặt lên hàng đầu, anh cùng với những người bạn đã dành hàng giờ, hàng tháng để nghiên cứu cách tiếp cận của quán đến với khách hàng.
Giờ đây, trải qua bốn năm thăng trầm gây dựng và phát triển, Obanhmi đã trở thành một chuỗi cửa hàng bánh mì Việt với khoảng 8 cơ sở trên khắp đất Canada. Với phương châm “mở rộng kinh doanh một cách có trách nhiệm”, Obanhmi vẫn luôn giữ được chất lượng và tính nhất quán trong từng món ăn, bởi nếu không chú trọng vào chất lượng sản phẩm, “ khách hàng sẽ nhận ra Obanhmi “không còn giống như trước”", anh Eric D chia sẻ. Có thể nói, Obanhmi đã từng bước đưa ẩm thực Việt nói chung và bánh mì Việt nói riêng xích lại gần hơn với bạn bè quốc tế.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.