Ông Đinh La Thăng lĩnh 13 năm tù

Bách Thuận Thứ hai, ngày 14/05/2018 16:29 PM (GMT+7)
Chiều nay (14.5), Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án ông Đinh La Thăng và đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) liên quan Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 (NMNĐ).
Bình luận 0

Theo đó, tòa tuyên ông Đinh La Thăng - cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN y án 13 năm tù

img

Bị cáo Đinh La Thăng (Ảnh: TTXVN)

Nguyễn Anh Minh - nguyên phó Tổng giám đốc PVC 16 năm tù.

img

Bị cáo Nguyễn Anh Minh (Ảnh: TTXVN)

Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng giám đốc PVC 6 năm tù tội cố ý làm trái, 15 năm tù tội tham ô, tổng 21 năm.

img

Bị cáo Vũ Đức Thuận (Ảnh: TTXVN)

Phùng Đình Thực - nguyên tổng giám đốc PVN 6 năm tù.

img

Bị cáo Phùng Đình Thực (Ảnh: TTXVN)

Ninh Văn Quỳnh - nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban kiểm toán và kế toán PVN 7 năm tù.

img

Bị cáo Ninh Văn Quỳnh

Nguyễn Quốc Khánh - nguyên phó tổng PVN 7 năm tù.

img

Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh (Ảnh: TTXVN)

Bị cáo Lương Văn Hòa - nguyên giám đốc ban điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch 10 năm tù.

img

Lương Văn Hòa (Ảnh: TTXVN)

Trần Văn Nguyên: 30 tháng tù, cho hưởng án treo

Bùi Mạnh Hiển 1976 – nguyên Chánh văn phòng PVC: 10 năm tù

Lê Đình Mậu 1972 – nguyên Phó trưởng ban kế toán, kiểm toán PVN:  3 năm 6 tháng tù

Nguyễn Ngọc Quý SN 1953 – nguyên Phó chủ tịch HDQT PVC:  5 năm 6 tháng tù

Nguyễn Mạnh Tiến 1986 – nguyên Phó tổng giám đốc PVC: 5 năm 6 tháng

Trương Quốc Dũng 1982 – nguyên Phó tổng giám đốc PVC: 17 tháng tù

Vũ Hồng Chương 1953 – nguyên trưởng ban quản lý dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2:  3 năm, hưởng án treo, thử thách 5 năm.

Nhận định của HĐXX: Sau khi ký về duyệt phương án liên danh tổng thầu Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, mặc dù không có văn bản báo cáo chính thức bằng văn bản của PVC, Đinh La Thăng ký công văn đề nghị Thủ tướng cho PVC làm tổng thầu.

Đinh La Thăng không tiến hành thẩm định năng lực tài chính của PVC, chỉ căn cứ vào báo cáo tài chính hàng năm Dự án lớn như Nhiệt điện Thái Bình 2, PVC lần đầu tiên được chỉ định thầu, 3.10.2017 Vũ Đức Thuận cũng khai nhận PVC không đủ năng lực.

Việc chỉ định thầu PVC là trái quy định của pháp luật. Cấp sơ thẩm quy kết cố ý lực chọn PVC khi không đủ năng lực tài chính… là trái với ý kiến của Thủ tướng CP là có căn cứ.

Việc bị cáo Đinh La Thăng, Phùng Đình Thực không nhận được 1 phần hoặc không nhận được các văn bản báo cáo về hợp đồng EPC như lời các luật sư, vẫn có đủ căn cứ xác định hai bị cáo biết EPC 33 không đủ hồ sơ pháp lý nhưng vẫn ký.

Thực tế, sau khi ký, PVC, PVPower vẫn có văn bản báo cáo về những thiếu sót của hợp đồng này nhưng không được chú ý.

Tại tòa phúc thẩm, các bị cáo khẳng định việc tạm ứng tiền cho PVC là do Đinh La Thăng chỉ đạo, thúc ép. Các hành vi nêu trên của Đinh La Thăng và Phùng Đình Thực là cố ý làm trái, vi phạm quy định. Cấp sơ thẩm hành vi lựa chọn tổng thầu PVC, đôn đốc PVC và PVPower … gây thiệt hại nghiêm trọng của nhà nước là hoàn toàn có căn cứ, kháng cáo kêu oan là không có căn cứ để chấp nhận.

Kháng cáo Đinh La Thăng cho rằng hành vi sử dụng tiền tạm ứng, cách tính thiệt hại chỉ là giả thiết, không đảm bảo nguyên tắc có lợi là không có căn cứ chấp nhận, không phù hợp với hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

Tòa án sơ thẩm xác định đúng vai trò của bị cáo, vì động cơ khác nhau đã thực hiện hàng loạt hành vi sai phạm, gây thiệt hại cho PVN số tiền lớn, mức hình phạt 13 năm tù với bị cáo là cần thiết, không nặng.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Thăng nhận sai phạm nhưng không nhận cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng như tòa sơ thẩm quy kết. Số tiền bị cáo khắc phục là không đáng kể so với mức phải bồi thường.

Với bị cáo Phùng Đình Thực, là thành viên của HĐTV, bị cáo phải chịu trách nhiệm về các sai phạm của các phó tổng giám đốc. Là người biết rõ hợp đồng EPC 33 không đủ hồ sơ pháp lý mà vẫn cùng Đinh La Thăng chỉ đạo ký.

Việc xử phạt nghiêm khắc, phạt tù giam là cần thiết. Tuy nhiên, khi xem xét hình phạt, cần phải xem hoàn cảnh thời điểm này, bị cáo Thực phụ trách nhiều lĩnh vực, nhiều mảng phụ trách…, xem xét giảm án cho bị cáo này.

Với các bị cáo khác, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, tích cực nộp tiền khắc phục hiệu quả. Đặc biệt, với bị cáo Nguyễn Quốc Khánh khắc phục 7,5 tỷ đồng tiền bồi thường là lớn nhất, có căn cứ để xem xét giảm một phần hình phạt cho bị cáo này. Ninh Văn Quỳnh số tiền nộp khắc phục không đáng kể, tòa án sơ thẩm đánh giá đúng, không có căn cứ giảm hình phạt.

Bị cáo Lê Đình Mậu, do thời gian ủy quyền ngắn nên không nắm được hợp đồng EPC là phù hợp thực tế, quá trình điều tra bị cáo này đã tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, khắc phục được 1 phần số tiền, được tập đoàn PVN có văn bản xin giảm nhẹ nên có căn cứ xem xét giảm án cho bị cáo này.

Về tội tham ô tài sản, các bị cáo đều khai nhận hành vi phạm tội, thống nhất diễn biến hành vi. HĐXX thấy hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, có cấu kết chặt chẽ với các đối tượng ở bên ngoài doanh nghiệp. Đây là tình tiết tăng nặng hình phạt, cấp sơ thẩm đã không đánh giá đúng, số tiền các bị cáo chiếm đoạt là rất lớn, thể hiện sự coi thường pháp luật. Cần thiết giữ nguyên hình phạt với các bị cáo phạm tội này.

Trước đó, vào tháng 1.2018, bản án sơ thẩm xác định cuối năm 2007, PVN được giao làm đầu mối đầu tư Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Đầu năm sau, Tập đoàn này giao cho công ty con là Điện lực Dầu khí (PVPower) làm chủ đầu tư.

Để tạo điều kiện cho Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC), ngày 22.1.2010, ông Thăng xin Thủ tướng đưa Nhiệt điện Thái Bình 2 vào danh mục các dự án PVN sẽ triển khai cần được chỉ định thầu và được chấp nhận.

Bản án nhận định, biết PVC không đủ năng lực về tài chính, kinh nghiệm, cũng chưa làm thủ tục chọn nhà thầu song cuối năm 2010, ông Thăng đã chỉ định công ty con này làm tổng thầu của dự án điện nói trên.

Ngày 28.2.2011, PVC và PVPower đã nhận chỉ đạo và ký Hợp đồng tổng thầu EPC số 33 dù chưa đủ cơ sở pháp lý. Ngay sau đó, Trịnh Xuân Thanh khi đó là Chủ tịch HĐQT PVC chỉ đạo cấp dưới lập công văn gửi PVPower đề nghị tạm ứng 72 triệu USD. Do không có vốn nên cùng ngày này, chủ tịch PVPower Đỗ Chí Thanh đã ký công văn gửi PVN đề nghị cấp bổ sung vốn điều lệ quý I/2011 cho PVPower để có tiền tạm ứng cho PVC.

Với lý do PVPower không đủ năng lực làm chủ đầu tư, ông Đinh La Thăng chỉ đạo ông Phùng Đình Thực và Nguyễn Quốc Khánh làm thủ tục để PVN thay PVPower làm chủ đầu tư dự án và nhận trách nhiệm tạm ứng cho PVC theo hợp đồng EPC.

PVN sau đó tạm ứng cho PVC hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng, trái với các quy định của Nhà nước. Việc này tạo điều kiện cho ông Trịnh Xuân Thanh sử dụng sai mục đích hơn 1000 tỷ đồng, gây thiệt hại 119 tỷ đồng.

Với tội “Cố ý làm trái”, tòa tuyên ông Đinh La Thăng 13 năm tù, Phùng Đình Thực (cựu Tổng giám đốc PVN) 9 năm tù, Nguyễn Xuân Sơn (cựu Phó tổng giám đốc PVN) 9 năm tù, Nguyễn Quốc Khánh (cựu Phó tổng giám đốc PVN) 9 năm tù, Ninh Văn Quỳnh (cựu Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban kiểm toán và kế toán PVN) 7 năm tù…

Với tội “Tham ô” có 8 bị cáo bị tuyên từ 3 năm tù treo đến 16 năm tù. Đặc biệt, Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch HĐQT PVC) và Vũ Đức Thuận (cựu Tổng giám đốc PVC) bị tuyên tội “Cố ý làm trái” và “Tham ô”. Ông Thanh lĩnh án chung thân, Thuận lĩnh án 22 năm tù.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem