Nhiều nông dân cho biết hiện nay không còn nhiều người biết đến củ hũ khóm như trước vì lượng củ hũ khóm cũng dần ít đi
Cây khóm có tuổi thọ khá cao, có bụi lên đến 10 năm, lấy củ hũ nghĩa là phải bỏ đi cả bụi khóm. Chính vì vậy củ hũ khóm chỉ được lấy từ những bụi khóm của những vườn khóm chuẩn bị phá bỏ.
Anh Trang Nam Nhân (ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) cho biết: Sau nhiều mùa vụ thu hoạch, cây khóm bị lão không còn cho năng suất cao nữa nên nông dân sẽ phá đi để trồng đợt khóm mới. Từ những bụi khóm bỏ đi đó, người ta mới tận dụng những bụi khóm còn nhỏ hoặc chồi nách (chồi non mọc gần gốc khóm) bị quá lứa không dùng để nhân giống được nữa để xây (tách lấy phần non bên trong) củ hũ để ăn hoặc đem bán.
Củ hũ khóm được xây từ những bụi khóm hoặc chồi nách khóm
Món ăn nức tiếng này chỉ dành để đãi khách quen trong nhà, nên rất hiếm để chúng ta có thể nếm được hương vị không chê vào đâu của loại củ hũ ngon ngọt này, nhất là khi làm nhân của bánh xèo.
Ngon – Sạch – Lạ xin giới thiệu đến bạn đọc chùm ảnh độc quyền về đặc sản hiếm có này:
Một bụi khóm được lựa chọn để xây lấy củ hũ
Trước hết phải bỏ hết phần lá khóm xung quanh củ hũ
Sau khi được sơ chế loại bỏ phần lá thì đây là thành phẩm để bán cho các thương lái
Củ hũ khóm như thế này được bán với giá 15.000 đồng/kg
Củ hũ khóm sau khi sơ chế chỉ còn bằng cổ tay người
Còn khi muốn chế biến thành món ăn thì phải tách hết vỏ xanh để lấy phần lõi trắng như thế này
Những củ hũ khóm đã được sơ chế sạch, chỉ còn phần lõi trắng được bán với giá 30.000 đồng/kg
Củ hũ khóm có màu trắng, vị ngọt dịu, có thể chế biến các món ăn như xào, làm bánh xèo hoặc hầm thịt
Củ hũ khóm là một đặc sản hiếm có của vùng quê miền Tây
Vui lòng nhập nội dung bình luận.