Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Từ "tập trung cao cho nuôi trồng thủy hải sản" thành "quy hoạch mở rộng diện tích, tăng cường đầu tư, nâng cao hiệu quả nuôi hải sản cả trong và ngoài đê biển"; bổ sung, phát triển "đầu tư xây dựng hạ tầng, mô hình thâm canh" thành "chuyển mạnh sang phương thức nuôi thâm canh, bán thâm canh". Từ "phát triển toàn diện kinh tế biển" đến "phát triển tập trung vào nuôi trồng, đánh bắt và chế biến hải sản, chú trọng phát triển dịch vụ, du lịch và vận tải biển". Đây là sự thay đổi, đổi mới bám sát điều kiện thực tiễn của địa phương.
Vận dụng sáng tạo chủ trương của Trung ương phù hợp vào điều kiện cụ thể, thực tiễn của địa phương là phương châm hàng đầu định hình tư duy đổi mới của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI và lần thứ XVII.
Những bước đột phá tư duy trong lãnh đạo phát triển kinh tế biển đã tạo ra xung lực mới, huy động được tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là sự ủng hộ, đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong quyết tâm đưa tỉnh Thái Bình thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Đây chính là những chủ trương đặt nền móng cho những bước phát triển mới đầy nội lực và hội nhập sâu rộng với sự phát triển của vùng, đất nước, khu vực và thế giới.
Thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước về chiến lược biển và phát triển kinh tế biển, xuất phát từ những phân tích, đánh giá đúng đắn tiềm năng, thế mạnh của địa phương, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX xác định: "Xây dựng khu vực ven biển thành trọng điểm phát triển kinh tế".
Quán triệt sâu sắc chủ trương này, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương có liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch, đề án, kế hoạch, cơ chế, chính sách và các dự án cụ thể để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển của tỉnh như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển tỉnh Thái Bình đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội 2 huyện ven biển Thái Thụy, Tiền Hải đến năm 2020 và các quy hoạch chuyên ngành về du lịch, thủy sản, lâm nghiệp; ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các đề án của Trung ương, các văn bản về quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển, về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển.
Trong giai đoạn 2010 – 2020, để khai thác tiềm năng, lợi thế về biển, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, vùng ven biển như: Quy định quản lý hoạt động của người và phương tiện trong khu vực biên phòng tỉnh; Quy định cho thuê đất vùng bãi triều để nuôi ngao; chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng đầu tư và phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; chính sách khuyến khích phát triển sản xuất giống ngao sinh sản và chế biến ngao giai đoạn 2011 - 2015; cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm của tỉnh giai đoạn 2009 - 2015; chính sách khuyến khích đầu tư tại Thái Bình; chính sách khuyến khích thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại; một số cơ chế chính sách hỗ trợ và quản lý công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới; quy định một số chính sách hỗ trợ ngư dân tỉnh Thái Bình đóng mới, cải hoán tàu khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá…
Các cơ chế chính sách này được triển khai trong thực tiễn đã phát huy tác dụng, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư, khai thác tiềm năng, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển và vùng ven biển theo hướng bền vững, hiệu quả. Thái Bình cũng đã tích cực huy động khai thác các nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật 2 huyện ven biển: Hệ thống giao thông đường bộ từ trung tâm tỉnh xuống hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải, đường giao thông nông thôn đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng, cứng hóa, trải đá, láng nhựa hoặc bê tông.
Hệ thống lưới điện khu vực ven biển đã được chú trọng đầu tư nâng cấp, mạng lưới điện cao áp, trung áp và hạ áp trên địa bàn hai huyện ven biển luôn bảo đảm cung cấp điện ổn định và an toàn, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, sinh hoạt của nhân dân.
Mạng lưới dịch vụ bưu chính viễn thông từng bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Trung tâm Điện lực Thái Bình (gồm Nhà máy nhiệt điện với tổng công suất 1.800MW, vốn đầu tư khoảng 3,4 tỷ USD) được triển khai đầu tư xây dựng tại xã Mỹ Lộc, Thái Thụy. Dự án hoàn thành đi vào hoạt động đã đóng góp tích cực nguồn điện bảo đảm cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất kinh doanh trong khu vực ven biển phát triển ở mức độ cao.
Thái Bình có 4 tuyến đê biển (số 5,6,7,8) với tổng chiều dài 71,4km trong đó phần trực diện với biển và nguy hiểm là 62km, hệ thống đê cửa sông xung yếu gồm 6 tuyến với chiều dài 56,5km. UBND tỉnh đã phê duyệt 20 dự án đầu tư củng cố và nâng cấp 104 km đê biển, đê sông với tổng mức đầu tư là 1.728,5 tỷ đồng.
Bên cạnh việc đầu tư củng cố nâng cấp hệ thống đê biển, công tác trồng rừng ngập mặn ven biển được tích cực thực hiện, góp phần bảo vệ đê biển. Toàn tỉnh có trên 3.367ha rừng ngập mặn, trong đó rừng đặc dụng là 847,6ha, rừng phòng hộ 2.519,8ha, rừng trồng chưa thành rừng 341,6ha.
Toàn bộ rừng ngập mặn với chiều rộng đến 0,6 -2,0km trải dọc theo bờ biển của tỉnh, mật độ dày hình thành nhiều tầng cao từ 3 – 8m, đã thành vành đai che chắn bảo vệ đê biển khi có bão và triều cường, bảo vệ vùng đầm nuôi thủy sản và phát triển nguồn lợi thủy sản, tạo ra cảnh quan để phát triển du lịch sinh thái biển, tạo việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận nhân dân ven biển.
Mặc dù còn nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế và suy giảm kinh tế trong nước nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh với đồng bộ những chủ trương và giải pháp và cơ chế chính sách phù hợp, sự nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân địa phương trong quản lý, bảo vệ và khai thác tiềm năng biển nên kinh tế biển ở vùng ven biển của tỉnh đã duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao và toàn diện trên các lĩnh vực.
Tổng giá trị sản xuất năm 2017 trên địa bàn hai huyện ven biển đạt 42.548 tỷ đồng (giá hiện hành) gấp 5,7 lần năm 2007, chiếm 28,1% so với tổng giá trị sản xuất của tỉnh. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 30,2% năm 2007 xuống còn 21,3% năm 2017; công nghiệp – xây dựng tăng từ 39,3% năm 2007 lên 56,2%; dịch vụ giảm từ 30,5% xuống còn 22,5%.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.