Phát triển kinh tế biển ở Thái Bình: Khởi sắc dấu ấn phát triển kinh tế miền biển

Phạm Quang Chủ nhật, ngày 10/12/2023 15:10 PM (GMT+7)
Với chủ trương, quyết sách đúng, trúng, phát triển kinh tế biển ở Thái Bình đã ngày càng khởi sắc với những dấu ấn được ghi nhận từ kết quả thực tế như một minh chứng thuyết phục cho tư duy chiến lược phù hợp và linh hoạt.
Bình luận 0

Trên tất cả các lĩnh vực đều thể hiện bước phát triển toàn diện, góp phần đẩy mạnh kinh tế biển của tỉnh phát triển ngày càng vững mạnh. Giá trị sản xuất ngành thủy sản giai đoạn 2015 – 2018 tăng bình quân 8,52%/năm cao hơn mức tăng bình quân của cả tỉnh (6,8%/năm). Sản lượng thủy sản tăng bình quân 10,1%/năm, chiếm trên 80% sản lượng chung toàn tỉnh. Nuôi trồng thủy sản được mở rộng phát triển, diện tích nuôi trồng thủy sản vùng ven biển chiếm 60% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh.

Trong đó khu vực nuôi trồng thủy sản của huyện Thái Thụy chiếm gần 50% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của toàn tỉnh và trên 80% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản vùng ven biển.

Phát triển kinh tế biển ở Thái Bình: Khởi sắc dấu ấn phát triển kinh tế miền biển - Ảnh 1.

Phương thức nuôi trồng thủy sản có sự chuyển đổi tích cực như thực hiện nuôi thâm canh và bán thâm canh, kết hợp nuôi luân canh, xen canh để tăng thời gian sử dụng mặt nước, cho hiệu quả kinh tế cao; đồng thời tích cực tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; hình thành một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn ở các xã ven biển, tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho hộ nông, ngư dân.

Sản xuất công nghiệp khu vực ven biển của tỉnh có bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong giai đoạn 2015 – 2018. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân 20,04%/năm. Trong đó, khu vực thuộc huyện Thái Thụy tăng bình quân 26,5%, chiếm 10,8% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh và chiếm 54,2% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.

Nghề và làng nghề tiếp tục được củng cố, duy trì và phát triển; đã mở rộng và khôi phục một số làng nghề truyền thống; đồng thời du nhập, phát triển thêm nghề mới, góp phần giải quyết việc làm, tăg thêm thu nhập cho người lao động nông thôn. Tính đến hết năm 2018, có 55 làng nghề, trong đó huyện Thái Thụy có 27 làng nghề, huyện Tiền Hải có 28 làng nghề, giải quyết việc làm cho khoảng gần 40.000 lao động.

Phát triển kinh tế biển ở Thái Bình: Khởi sắc dấu ấn phát triển kinh tế miền biển - Ảnh 2.

Hộ nuôi trồng thủy hải sản ven biển Thái Bình ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại nuôi tôm.

Hoạt động vận tải biển có bước phát triển mạnh mẽ cả về phương tiện vận tải, quy mô tải trọng tàu biển và khối lượng vận tải. Toàn tỉnh hiện có khoảng 200 doanh nghiệp vận tải biển, với trên 270 phương tiện hoạt động.

Năng lực khai thác, đánh bắt thủy hải sản gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản và an ninh trên biển, đánh bắt xa bờ được tăng cường (toàn tỉnh hiện có 1.142 tàu cá với tổng công suất máy là 122.509,9CV, tăng 34.032,8 CV so với năm 2015, trong đó nhóm tàu công suất trên 90CV là 299 phương tiện, tăng 77 phương tiện so với năm 2015).

Các doanh nghiệp, hộ ngư dân đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ mới trong khai thác các loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất, khai thác hải sản bình quân hàng năm tăng 9,1%/năm.

Kinh doanh, thương mại, dịch vụ trên địa bàn hai huyện ven biển tăng trưởng khá cao. Giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân 8,44%/năm (toàn tỉnh tăng trưởng 8,74%/năm), chiếm khoảng 24% tổng giá trị sản xuất khu vực kinh doanh, thương mại, dịch vụ của tỉnh.

Phát triển kinh tế biển ở Thái Bình: Khởi sắc dấu ấn phát triển kinh tế miền biển - Ảnh 2.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu vực ven biển tiếp tục được tăng cường, đầu tư đồng bộ, đã tập trung huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng và hoàn thành nhiều công trình hạ tầng quan trọng, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hạ tầng giao thông đầu mối, nhất là các tuyến giao thông kết nối giữa các trục giao thông đầu mối trong tỉnh và kết nối khu vực ven biển đã được đầu tư, triển khai. Tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, các khu cụm công nghiệp ven biển.

Vấn đề hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, khu vực, tổ chức phi chính phủ quốc tế, các cá nhân nước ngoài cũng là một trong những dấu ấn về phát triển kinh tế biển ở Thái Bình.

Từ các mối liên hệ Trung ương và sự chủ động, năng động của các cơ quan trong tỉnh, hàng loạt kết quả về hợp tác quốc tế đã được hiện thực trong thực tiễn, đóng góp hiệu quả thiết thực, toàn diện đối với phát triển kinh tế biển ở địa phương. Qua 10 năm (2007 – 2017), đã có 04 dự án viện trợ phát triển chính thức (ODA) được tiến hành tại khu vực biển thuộc hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy với tổng vốn đầu tư là 189.337 triệu đồng, vốn đối ứng là 33.740 triệu đồng.

Về các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), từ năm 2007 - 2017, trên địa bàn hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy có 06 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 1.193.799 triệu đồng. Các dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO) tập trung vào nghiên cứu, hỗ trợ các chương trình trồng rừng ngập mặn do Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch và Nhật Bản tài trợ tại hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy.

Phát triển kinh tế biển ở Thái Bình: Khởi sắc dấu ấn phát triển kinh tế miền biển - Ảnh 3.

Ngoài ra, một số dự án NGO tiến hành nghiên cứu chung ở Việt Nam cũng đã lựa chọn địa bàn khu vực biên giới biển của Thái Bình để tiến hành một số hoạt động như bảo vệ môi trường, hỗ trợ phát triển kinh tế biển, chống biến đổi khí hậu...

Chiến lược biển trong lĩnh vực hợp tác quốc tế dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, của các cơ quan, ban, ngành, địa phương trong tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Chú trọng nguồn vốn đầu tư nhưng trong quá trình lãnh đạo hợp tác, Tỉnh uỷ Thái Bình luôn bảo đảm sự phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh. Công tác quản lý luôn được thực hiện nghiêm túc.

Nhờ đó, hoạt động hợp tác quốc tế đã phát huy tốt hiệu quả trong thực tế. Số lượng dự án nghiên cứu, đầu tư đa dạng, do nhiều đối tác, trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp và chính phủ nhiều nước tiến hành.

Hoạt động này đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế biển và vùng biển, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển, đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật biển, bảo đảm an ninh, an toàn trên biển, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem