Phong tục tập quán

  • Người Việt xưa nay đều nghe quen câu dân gian “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Có lẽ bởi thế mà bao đời nay từ khắp làng quê tới chốn phố xá, người dân có tục lệ cúng “Thổ địa” – cúng đất nơi cư ngụ.
  • Với người Tày ở thôn Trung Đô, xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà (Lào Cai), ngoài vui khỏe, giải trí, trò chơi kéo co còn mang tính nghi lễ gắn với tín ngưỡng cầu mùa, cầu sinh sôi phát triển.
  • Người mở kho chỉ có thể là một cụ bà, chủ của gia đình. Đây là một vinh dự của người phụ nữ Cơ Tu. Từ khi còn bé, cháu gái nào tỏ ra thông minh, lanh lẹ, có sức khoẻ tốt và có biểu hiện siêng năng, chăm chỉ chịu khó mới được bà chọn hướng dẫn thủ tục mở kho.
  • Bà Thu Bồn có từ bao giờ? Rất huyền hoặc, chỉ biết ngày nay Lễ tế Bà ở đây bao giờ dân làng cũng giết một con trâu, để thịt sống nguyên con cùng một mâm xôi to đặt lên bàn thờ trước Lăng Bà.
  • Miền Tây xứ Thanh hiện có ít nhất ba hang "cá thần" nằm dọc hai bên bờ sông Mã. Dù đã rất quen thuộc đối với du khách gần xa, nhưng dường như bí ẩn về các suối cá này vẫn chưa được "khai mở".
  • Không biết tự bao giờ mà mỗi lần trong làng tôi hễ có người đủ 18 tuổi “khuất núi”, thì mỗi hộ gia đình đong một lon gạo để làng đi phúng điếu. Hình ảnh lon gạo phúng đám đã thật sự trở thành mối gắn kết bền chặt hơn tình làng nghĩa xóm, tình thiện tâm trong mỗi người dân xứ Huế quê tôi.
  • Đến cuối năm, bà con dùng Lân đường, tháp đường, đào đường, … đó nấu nồi chè cả nhà cùng ăn và tiếp tục đợi đến tháng Giêng, ngày Rằm đi chùa Ông Bổn thỉnh điều ước mới.
  • Không biết có tự bao giờ, ai đã khởi xướng cách thức làm ruộng lúa thiêng (ruộng phong tục, ruộng truyền thống), nhưng con cháu người Vân Kiều ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) khi lớn lên đều được dạy bảo kỹ càng về phong tục kỳ bí này của dân tộc mình.
  • Với người Giáy ở xã Tát Ngà, huyện Mèo Vạc, Hà Giang, chiếc trống là vật báu linh thiêng, rất có ý nghĩa trong đời sống văn hoá tinh thần. Mỗi năm, người Giáy chỉ được mở trống một lần duy nhất vào đầu năm mới.
  • Hòa Bình vốn được biết đến là sự ra đời và hình thành của đời sống vật chất và tinh thần hết sức đặc sắc và phong phú, với “cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới”, với các lễ hội như: Khai hạ, Khuống mùa, lễ hội cầu mùa, lễ hội cầu mát…