Trò kéo co thường được bà con tổ chức tại lễ hội xuống đồng đầu năm (Lồng Tồng), vì đã mở hội Lồng Tồng thì bắt buộc phải có kéo co để cầu cho năm mới mùa màng bội thu, cây cối vật nuôi sinh sôi phát triển. Năm nào không có kéo co, năm ấy người dân lo lắng làm ăn không được suôn sẻ.
Điều đặc biệt ở màn kéo co khai hội là thay vì cân bằng số lượng nam nữ giữa hai đội, người Tày ở thôn Trung Đô lại để một đội toàn nam kéo với một đội toàn nữ, vì với dân tộc Tày, trong công việc hàng ngày không phân biệt nam nữ. Nữ cũng có thể xuống đồng cày bừa mà nam cũng có thể phụ đi cấy. Đội chiến thắng trong màn kéo co sẽ được thưởng một chén rượu đi kèm sự may mắn vui vẻ trong năm mới theo quan niệm truyền thống.
Đặc biệt, cuối năm 2015, nghi lễ và trò chơi kéo co của Việt Nam, Campuchia và Philippines đã chính thức được ghi vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
Đội nào chiến thắng, đội đó sẽ có nhiều may mắn.
Thầy cúng và 2 đội nam nữ thực hiện nghi lễ để chuẩn bị vào thi kéo co.
Trước khi kéo co, thầy cúng phải bày mâm lễ và khấn thần linh.
Chị em phụ nữ cũng nỗ lực không kém cánh mày râu.
Dây dùng để kéo trong nghi thức của người Tày bắt buộc phải là một loại dây mọc trên những núi đá tai mèo.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.