Tổng thống Nga Putin gặp Tổng thống Phần Lan Saute Niiniste.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Nga thất vọng trước việc Mỹ vi phạm hiệp ước INF và tiến hành các vụ thử tên lửa.
"Chúng tôi thất vọng với những gì đang quan sát thấy. Tất nhiên, các thử nghiệm về tên lửa tầm trung trên mặt đất mâu thuẫn với Hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm ngắn, làm trầm trọng thêm tình hình an ninh nói chung và ở châu Âu nói riêng", ông Putin tuyên bố hôm thứ Tư khi trả lời các câu hỏi sau cuộc đàm phán với người đồng cấp Phần Lan Saule Niiniste.
Tốc độ thử nghiệm tên lửa mới của Mỹ sau khi rút khỏi Hiệp ước INF cho thấy công việc này được bắt đầu từ lâu trước khi Washington tìm lý do để phá vỡ thỏa thuận, ông Putin nói.
Theo ông Putin, Nga sẽ tiến hành công việc liên quan tới các tên lửa tầm trung và tầm ngắn, nhưng sẽ không triển khai chúng ở các khu vực không có vũ khí tương ứng của Mỹ.
“Tôi đồng ý với Tổng thống Phần Lan, chắc chắn chúng ta cần một cuộc đối thoại về những vấn đề này. Hiện tại chưa có cuộc đối thoại nào. Chúng tôi sẽ thực thi các bước thích hợp mang tính đối xứng ngay lập tức để đáp lại những hành động này. Chúng tôi đã đưa ra những đề xuất về việc bắt đầu cuộc đối thoại này. Chúng tôi sẵn sàng cùng với châu Âu tiến hành các cuộc thảo luận về việc này, với người Mỹ, nhưng an ninh của Nga sẽ được đảm bảo một cách đáng tin cậy", ông Putin nói.
Trước đó, ngày 18/8, Lầu Năm Góc thông báo về việc thử nghiệm tên lửa hành trình phi hạt nhân trên mặt đất, là loại vũ khí trước đây bị Hiệp ước INF cấm. Tên lửa đã bắn trúng mục tiêu thành công sau khi bay qua quãng đường hơn 500 km. Hiệp ước INF Thỏa thuận về việc loại bỏ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) được ký kết vào năm 1987. Liên Xô và Mỹ có nghĩa vụ huỷ bỏ tất cả các tổ hợp tên lửa đạn đạo và hành trình tương tự trên mặt đất, và cũng cam kết không sản xuất, thử nghiệm hoặc triển khai những loại tên lửa như vậy trong tương lai.
Tháng 10/2018, Tổng thống Donald Trump tuyên bố, Mỹ rút khỏi hiệp ước, viện cớ "Nga vi phạm thoả thuận". Đồng thời phía Mỹ không cung cấp được bất kỳ bằng chứng về cáo buộc này. Sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã hạn cho Nga hai tháng để «trở lại tuân thủ điều khoản thỏa thuận". Cụ thể, Mỹ đòi Nga huỷ bỏ tên lửa 9M729 (SSC-8) mà phía Mỹ cho rằng có tầm xa hoạt động vi phạm quy định của Hiệp ước INF.
Nga khẳng định những cáo buộc đó là hoàn toàn vô căn cứ và nhấn mạnh rằng tên lửa không được sáng chế, không được thử nghiệm trong phạm vi vượt quá giới hạn cấm đã thiết lập. Ngày 3/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký duyệt đạo luật đình chỉ Hiệp ước INF. Ngày 2/8, thoả thuận chấm dứt hiệu lực.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.