Qatar đang "tẩy trắng" bê bối World Cup 2022 bằng nghệ thuật?

Chủ nhật, ngày 27/11/2022 06:48 AM (GMT+7)
Nghệ thuật hiện hữu khắp Qatar, như một chiến thuật "tẩy trắng" của đất nước này nhờ vào World Cup 2022.
Bình luận 0

Khái niệm quyền lực mềm hiện diện khắp nơi trong các cuộc tranh luận công khai, đặc biệt là kể từ khi khai mạc World Cup 2022 ở Qatar. Tiểu vương quốc giàu có này đã chi tiêu xa hoa, nhất là trong lĩnh vực văn hóa, để mở rộng ảnh hưởng và khiến mọi người quên đi những cáo buộc nghiêm trọng làm hoen ố hình ảnh của mình. Theo Forbes, đây là một chiến lược có thể được coi là "rửa nghệ thuật".

Thuật ngữ "rửa nghệ thuật" bắt đầu được sử dụng vào những năm 2010 để tố cáo các mối liên kết (tài trợ, bảo trợ, v.v.) mà các công ty dầu mỏ như BP và Shell với các bảo tàng quốc tế lớn. Nó đã được nghệ sĩ và nhà hoạt động môi trường người Anh Mel Evans đưa ra giả thuyết trong cuốn sách "Artwash - Big Oil and the Arts" (2015). (Rửa nghệ thuật - Dầu mỏ và nghệ thuật)

Qatar đang "tẩy trắng" bê bối World Cup 2022 bằng nghệ thuật?

Qatar đang "tẩy trắng" bê bối World Cup 2022 bằng nghệ thuật? - Ảnh 1.

Bảo tàng Art Mill mở cửa vào năm năm 2030, nhưng nó hiện đang là chủ đề của một cuộc triển lãm ở hai địa điểm ở Doha. (Ảnh: IT).

Mặc dù từ này thường đề cập đến một hình thức tẩy trắng được chuyển sang lĩnh vực nghệ thuật, nhưng một số học giả cho rằng, nó áp dụng cho bất kỳ tổ chức hoặc chế độ nào dựa vào lĩnh vực văn hóa để "chuộc" lại hình ảnh của mình. Trong tập mới nhất của podcast "The Week in Art", nhà báo, họa sỹ người Ý Hannah McGivern giải thích, đây là một trong những chiến lược được đưa ra bởi gia đình Al-Thani hùng mạnh, đã cai trị tiểu vương quốc từ thế kỷ 19, để tăng tầm ảnh hưởng khu vực và quốc tế của Qatar.

World Cup được coi là đỉnh cao của chiến lược phát triển được chỉ đạo bởi Tiểu vương hiện tại, Sheikh Tamim Bin Hamad Al Thani, và người tiền nhiệm cũng là cha của ông, Sheikh Hamad Bin Khalifa Al Thani. Bộ đôi này đã không tiếc tiền để gây ấn tượng với hai triệu du khách nước ngoài đến thăm vương quốc nhỏ này để xem bóng đá. Điều đó bắt đầu từ thời điểm họ đến Sân bay Quốc tế Hamad. Tại đây, họ có thể chiêm ngưỡng các tác phẩm sắp đặt của các nghệ sĩ Qatar và quốc tế như "Small life" của Kaws, "Chim ưng" của Tom Claassen, "Desert Horse" của Ali Hassan và "Cosmos" của Jean-Michel Othoniel.

Các tác phẩm điêu khắc hoành tráng khác của những tên tuổi lớn trong nghệ thuật đương đại cũng đã được lắp đặt trên khắp bán đảo, bao gồm cả ở một số sân vận động tổ chức các trận đấu World Cup. Sheikha Al-Mayassa, Chủ tịch của Bảo tàng Qatar, coi đây là một cách mang đến "trải nghiệm bảo tàng ngoài trời" cho du khách đến quốc gia nhỏ bé này, nơi có ít hơn ba triệu dân.

Ngoài ra, gia đình Al-Thani đã xây dựng nhiều bảo tàng trong hai thập kỷ qua để tôn vinh Qatar và nói rộng ra là sự cai trị của nó. Hầu hết chúng được thiết kế bởi các "starchitect - ngôi sao kiến trúc" như Ieoh Ming Pei, Alejandro Aravena và Jean Nouvel. Bảo tàng Quốc gia Qatar, lấy cảm hứng từ một bông hồng sa mạc khổng lồ, là một tòa nhà hoành tráng trải rộng 30.000 mét vuông và có 1,5 km đường đi bộ để du khách khám phá.

Qatar đang "tẩy trắng" bê bối World Cup 2022 bằng nghệ thuật? - Ảnh 2.

Bảo tàng Bảo tàng Quốc gia Qatar. Ảnh: Iwan Baan.

Cảnh quan văn hóa của Qatar sẽ sớm được tăng cường bởi các bảo tàng ấn tượng không kém ở Doha: Bảo tàng Ô tô Qatar, Bảo tàng Lusail và Bảo tàng Art Mill. Chúng sẽ được thiết kế bởi bộ ba kiến trúc sư nổi tiếng, tất cả đều từng đoạt giải Pritzker danh giá. Những dự án mới này là minh chứng cho những tham vọng văn hóa của tiểu vương quốc này, từ lâu đã bị cô lập trên trường nghệ thuật quốc tế. Tuy nhiên, chúng dành cho khách du lịch nhiều hơn là cho người dân địa phương, ngay cả khi thông tin liên lạc của tổ chức từ Bảo tàng Qatar nhấn mạnh vào giá trị giáo dục của chúng đối với người Qatar. Nhưng những nơi này dường như là những bảo tàng "do người phương Tây xây dựng cho người phương Tây", như nhà khoa học chính trị Alexandre Kazerouni tuyên bố trong cuốn sách "Le miroir des cheikhs" (Tấm gương của các Sheikh).

Theo Forbes, không cần thiết phải đặt nặng chính sách văn hóa này là một nỗ lực nhằm chuyển hướng sự chú ý khỏi những cáo buộc nghiêm trọng mà Qatar phải đối mặt vì World Cup 2022. Chế độ quân chủ vùng Vịnh đã không đợi sự kiện thể thao quốc tế này được chấp thuận, mới triển khai xây dựng các bảo tàng của mình. Nhưng chắc chắn rằng nhà nước đã đẩy nhanh việc thực hiện nó trong những tháng gần đây. Lấy ví dụ như Bảo tàng Art Mill. Mặc dù bảo tàng này chưa mở cửa cho đến năm 2030, nhưng nó hiện đang là chủ đề của một cuộc triển lãm ở hai địa điểm ở Doha. Một sự kiện xem trước mà du khách nước ngoài đến đất nước này có thể xem giữa hai trận bóng đá.

Đối với Hannah McGivern, những sáng kiến này rõ ràng là một ví dụ về quyền lực mềm. "Qatar đang nói với thế giới rằng họ cởi mở và ủng hộ văn hóa - nghệ thuật như thế nào," cô giải thích trong podcast "The Week in Art". 

Nhưng có lẽ ít hơn đối với các nghệ sĩ như nhà thơ Mohamed Al-Ajami, người đã bị kết án 15 năm tù vì những câu thơ bị gia đình Al-Thani cho là có tính chất phản động. Ông được Emir Tamim Bin Hamad Al Thani trả tự do và ân xá vào năm 2016 sau hơn 4 năm ngồi sau song sắt, nhằm giữ gìn danh tiếng của bán đảo và không cản trở sự phát triển văn hóa của nó.

Phương Việt (Forbes)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem