Quần đảo Marshall bao gồm 1.200 hòn đảo khác nhau.
Theo SCMP, một trong những chiến lược hàng đầu của Trung Quốc là cô lập Đài Loan trên trường quốc tế. Nhiều quốc gia từng công nhận Đài Loan, nay đã quay sang Trung Quốc.
Quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương hiện là một trong 15 đồng minh ít ỏi còn lại của Đài Loan. Đối với Mỹ, quần đảo đóng vai trò chiến lược và Mỹ đã hiện diện quân sự trên đảo từ Thế chiến 2.
Quần đảo có diện tích rộng lớn này bao gồm 1.200 hòn đảo khác nhau, nằm trong chuỗi đảo thứ hai vây quanh Trung Quốc. Chiến lược Chuỗi đảo được Mỹ đề ra từ thời Chiến tranh Triều Tiên, vây quanh Liên Xô và Trung Quốc bằng đường biển.
Hòn đảo hiện đang trải qua cuộc bầu cử quốc hội với khả năng Tổng thống đương nhiệm Hilda Heine bị suy giảm quyền lực, qua đó phe đối lập thân Bắc Kinh có thể chiếm nhiều ghế hơn.
Theo truyền thông New Zealand, kết quả kiểm phiếu chưa chính thức cho thấy liên minh của đương kim Tổng thống Heine bị mất 5 ghế trong quốc hội. Phe đối lập đang chiếm ưu thế với 17 trong tổng số 33 ghế.
Vị trí quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương.
Các ứng viên được phép tranh luận về kết quả trong hai tuần sau khi có kết quả kiểm phiếu chính thức. Như vậy, số ghế trong quốc hội có thể sẽ vẫn còn xê dịch trước thời điểm quần đảo Marshall bầu cử Tổng thống vào năm tới.
Quần đảo Marshall hiện là một trong 3 quốc gia ở Thái Bình Dương duy trì thỏa thuận đặc biệt với Mỹ. Cư dân trên đảo được sống và làm việc tự do ở Mỹ. Đổi lại, Mỹ được độc quyền đặt căn cứ quân sự trên đảo và quyền tiếp cận lãnh hải của quần đảo.
Kể từ khi độc lập năm 1986, quần đảo Marshall phụ thuộc vào Mỹ cả về kinh tế và ngoại giao. Nhưng trong những năm qua, Trung Quốc không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng ra Thái Bình Dương, với những lời mời gọi hấp dẫn.
Gần đây nhất, hai hòn đảo Solomon và Kiribati đều đã ngả sang Trung Quốc, thay vì liên minh Mỹ-Đài Loan.
Các chuyên gia bày tỏ lo ngại nếu đương kim Tổng thống Heine thất bại trong cuộc bầu cử vào năm tới, tình hình ở quần đảo Marshall sẽ thay đổi.
Bà Heine tái khẳng định lập trường ủng hộ Đài Loan vào tháng trước. Nhưng phe đối lập cho rằng Trung Quốc là đối tác tiềm năng với nguồn lợi phát triển kinh tế lớn.
Tổng thống quần đảo Marshall, Hilda Heine.
Hồi đầu tháng này, bà Heine may mắn chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Phe đối lập đề xuất phương án theo mô hình Hong Kong, nghĩa là quần đảo Marshall “trở thành đặc khu kinh tế của Trung Quốc”, nhưng vẫn được hưởng quy chế đặc biệt của Mỹ.
“Hòn đảo đang phải đối mặt với nhiều thách thức về phát triển, biển đổi khí hậu và nhiều vấn đề khác”, Jian Zhang, giáo sư đại học Úc, nhận định. “So với Mỹ, Trung Quốc đưa ra đề nghị hấp dẫn hơn, thậm chí tài trợ tiền mặt, trong khi điều này với Mỹ là rất khó khăn”. “Trung Quốc rõ ràng đang rất quan tâm đến quần đảo Marshall”, Zhang nói.
Hiện tại, Mỹ cho rằng quan hệ với quần đảo vẫn rất tốt đẹp, ở mức “hai bên cùng có lợi”. “Cư dân trên đảo có những ưu đãi đặc biệt mà rất khó để họ suy nghĩ lại”, Patrick Gerard Buchan, giám đốc trung tâm nghiên cứu ở Washington, Mỹ, nói. “Ở chiều ngược lại, Washington cũng là tác nhân gây ô nhiễm phóng xạ ở quần đảo, đặc biệt trong giai đoạn thử hạt nhân năm 1946-1958”.
Trong các vấn đề nổi cộm gần đây, Trung Quốc đã bày tỏ sự sốt sắng trong việc hỗ trợ các đảo quốc Thái Bình Dương. Trong vấn đề biến đổi khí hậu, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như không mấy bận tâm. Ông Trump thậm chí còn rút Mỹ khỏi thỏa thuận Paris năm 2015.
Hồi đầu tháng này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang đã“nói hộ” những thắc mắc của các hòn đảo ở Thái Bình Dương. “Liệu người Mỹ có quan tâm đến lợi ích của các quốc gia ở Thái Bình Dương, hay Mỹ chỉ quan tâm đến vấn đề địa chính trị? Tôi nghĩ Mỹ nên có câu trả lời rõ ràng”.
Đảo quốc Thái Bình Dương Tuvalu đã từ chối lời đề nghị của các công ty Trung Quốc, coi đây là động thái làm tổn hại...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.