Quặn lòng cuộc sống cô độc, nghèo khó bủa vây nghệ sĩ Việt khi già

Vũ Phong (tổng hợp) Thứ sáu, ngày 08/08/2014 08:18 AM (GMT+7)
Sau những vinh quang một thời, sau những ánh đèn sân khấu rực rỡ, nhiều người trong số họ đã và đang phải sống trong cảnh nghèo khó, nợ nần, cô độc hay bệnh tật mà không có chỗ dựa. 
Bình luận 0

NSƯT Văn Hiệp

Sinh năm 1942, từng công tác tại Nhà hát kịch Việt Nam, đảm nhiệm hơn 1.000 vai diễn cả chính kịch và hài kịch nhưng khi về già NSƯT Văn Hiệp phải sống cuộc đời cô độc, nhiều nỗi buồn.

img

Nghệ sĩ Văn Hiệp tên đầy đủ là: Nguyễn Văn Hiệp, sinh năm 1942. Là thế hệ đầu tiên học tại trường Sân khấu điện ảnh lớp diễn viên cùng khoá Doãn Hoàng Giang, Trọng Khôi, Doãn Châu…

Nụ cười và những khoảnh khắc khó quên của nghệ sĩ Văn Hiệp

 Từ 1963 đến 1990 công tác tại Nhà hát Kịch TW, năm 1990 chuyển công tác sang Cục Văn hoá Thông tin. Vừa viết kịch bản truyền thanh, kịch bản truyền hình vừa đạo diễn sân khấu, tổ chức và giảng dạy các lớp diễn viên ngắn ngày. Từ năm 2002 nghỉ hưu.

img

Vợ đi xuất khẩu lao động ở Đức hơn 20 năm, ông vò võ đợi chờ và một mình lầm lũi nuôi con với nhiều gian truân. Ông tâm sự, con trai ông "phá phách quá nên tống sang ở với mẹ", còn lại Văn Hiệp thân già ở với con gái gửi rể.

Góp tiếng cười cho đời, tuy nhiên, về bản thân mình, nghệ sĩ hài Văn Hiệp lại giấu kín. Dù bị bệnh nặng, nhưng ông nhất định không chịu đến bệnh viện, cứ lặng lẽ kì cạch đóng phim.

Mãi đến cuối năm ngoái (2013), ông gục ngã hẳn thì nhiều người mới biết về căn bệnh khó chữa nhưng danh hài nằng nặc đòi về nhà vì sợ tốn tiền của con cháu.

Ra đi ở tuổi 71, Văn Hiệp để lại nhiều tiếc thương cho người hâm mộ về một người nghệ sĩ giản dị, hết mình vì nghệ thuật.

NSƯT Trần Hạnh

Cùng thời với nghệ sĩ hài Văn Hiệp, NSƯT Trần Hạnh được nhớ đến với những vai diễn khắc khổ, hiền lành. Ở tuổi 83, người nghệ sĩ già sống khá đơn sơ, giản dị. Căn nhà của ông nằm lặng lẽ trong một con ngõ nhỏ ở gần ga Trần Quý Cáp, Hà Nội với rất ít đồ đạc.

img

img

 Căn phòng nhỏ đơn sơ của NSƯT Trần Hạnh (Ảnh: Kênh 14)

Cách đây 2 năm, vợ ông qua đời do bệnh nặng. Một mình ông phải quán xuyến việc nhà từ nấu cơm, rửa bát, giặt quần áo. Con trai út của ông 20 năm trước bị tai nạn giao thông nghiêm trọng ảnh hưởng đến dây thần kinh nên giờ anh không còn tỉnh táo.

Vì vậy, mỗi lần đi đóng phim xa nhà là ông lại đau đáu, lo lắng không yên. Một tháng lương hưu của ông chỉ khoảng 2-3 triệu đồng, vừa phải chi tiêu cơm ăn hàng ngày, vừa phải lo các khoản lặt vặt khác.

NSƯT Hồ Kiểng

Sinh năm 1926 tại Bến Tre, Hồ Kiểng đã đóng hơn 200 bộ phim, gần 50 vở kịch nói, hơn 300 kịch truyền thanh, 12 vở cải lương. Cả đời theo nghiệp diễn với ngần ấy vai nhưng khi còn sống Hồ Kiểng vẫn sống đời tạm bợ trong một ngôi nhà nguyên là nơi chứa máy phát điện ở đường Cao Thắng, Q.3, TP.HCM.

img

 Căn phòng lụp xụp 17m2 của NSƯT Hồ Kiểng

Căn phòng lụp xụp 17m2 này chính là nơi nghệ sĩ Hồ Kiểng sống suốt 30 năm trước khi mất. Những thứ đáng giá nhất với ông là 2 bộ quân phục treo ở đầu giường cùng những bằng khen, bằng công nhận kỷ lục gia và nhiều ảnh cá nhân treo trên vách.

Ngày 3.4.2013, nghệ sĩ Hồ Kiểng qua đời để lại cho công chúng sự xót xa, tiếc nuối đối với 1 nghệ sĩ chân chính.

NSUT Hoàng Lan

Là một thời quen mặt với khán giả truyền hình với các vai diễn trong những bộ phim truyền hình nổi tiếng như “Sóng gió cuộc đời”, “Cổng mặt trời” và từng có chồng con và cuộc sống giàu có, thế nhưng ít ai ngờ ở thời điểm này, nghệ sỹ Hoàng Lan lại phải sống trong sự cô đơn và hàng ngày chống chọi với bệnh tật.

img

Năm 2011, những điều không may bắt đầu bủa vây cuộc đời nghệ sĩ khi bị xe đâm, gây chấn thương đầu gối trái. Giữa năm 2011, những vuông tôm chị đầu tư gặp bão và mất trắng, quán bún bò Huế phải đóng cửa. Cô phải trả lại nhà cho chủ cũ. Tiền bạc lũ lượt ra đi, đẩy Hoàng Lan vào hoàn cảnh nghèo túng.

Nhưng không chỉ nghèo, Hoàng Lan còn phải đối mặt với vô số bệnh tật như đau khớp, thoát vị đĩa đệm, giãn tĩnh mạch, tăng nhãn áp cấp, viêm màng bồ đào, cườm mắt.... Cô vừa phải chịu đựng căn bệnh cột sống hành hạ hàng đêm, vừa phải sống trong sợ hãi trước nguy cơ mù lòa nếu không kịp phẫu thuật.

NSƯT Minh Vượng

Dù đã gần bước tới tuổi 60 nhưng nghệ sĩ hài nổi tiếng một thời vẫn sống cô đơn, một mình. Minh Vượng chưa từng trải qua cuộc sống hôn nhân, và cũng xác định điều đó cho mình từ năm 30 tuổi: “Tôi bị hai căn bệnh quái ác là bệnh tim và bệnh khớp. Dù người ta có yêu thương mình, tôi cũng không thể đến với họ trọn vẹn được”. Cô xác định: “Chuyện kết hôn với một người đàn ông nào đó xin hẹn kiếp sau, kiếp này, Minh Vượng kết hôn với sân khấu rồi”.

img

NSƯT Minh Vượng  

Tuy cố giữ thái độ sống lạc quan, nghệ sĩ Minh Vượng cũng có những lúc chạnh lòng: “Tôi rất ít đi đám cưới. Đến những chỗ đó tôi thấy mình vô duyên bởi ai cũng có đôi có lứa, riêng mình có một mình. Đó có lẽ là vai diễn khó nhất trong cuộc đời tôi”. Nghệ sĩ cũng nói thêm: “Nếu có kiếp sau, tôi vẫn mong mình được làm đàn bà để những gì mình chưa có trong kiếp này, kiếp sau tôi sẽ nhận được.”

"Vua nhạc sến" Vinh Sử

Trong làng tân nhạc, nếu các nhạc sĩ tiền bối được xưng tụng các mỹ hiệu như “vua tango” Hoàng Trọng, “ông hoàng slow” Đoàn Chuẩn thì lớp kế thừa cũng có “vua nhạc sến” Vinh Sử. Có điều cuộc sống của “ông vua” này hiện nay quá đỗi khổ cực.

img

Vua nhạc sến Vinh Sử

img

“Căn nhà” của “vua” chỉ là một cái ngách nhỏ - chứ không thể gọi là nhà: bề ngang khoảng 1 m, chiều dài khoảng 5 m. (Ảnh: Thanh niên)

Ông "vua nhạc sến" tiếng tăm một thời hằng ngày đang phải đối diện với căn bệnh quái ác. Tính đến nay ông đã trải qua 4 lần phẫu thuật do ung thư trực tràng di căn và giờ đang phải đeo hậu môn giả (không kiểm soát điều tiết được) vì gần như toàn bộ phần ruột già đã bị cắt bỏ. Từ 68 kg, bây giờ ông còn hơn 40 kg, đi đứng rất khó khăn, chân bị tê, ngồi lâu tiếp khách cũng đau, nơi hậu môn giả mới nổi thêm một cục u chảy nước khiến ông rất đau và khó chịu, không ăn ngủ được…

Hiện tại, chi phí để chữa bệnh cho nhạc sĩ Vinh Sử đang quá sức đối với ông, nên ông chuyển sang dùng thuốc nam cho đỡ tốn kém. Thu nhập chính của ông chỉ là tiền tác quyền tính theo từng quý (mỗi quý được 5 - 6 triệu đồng). Một số ca sĩ, nhà hảo tâm cũng có ghé thăm và tặng ông chút tiền bồi dưỡng, thuốc thang. Ngôi nhà nhỏ ông đang ở trước đây là nhà trọ, do thấy ông khổ và bệnh nặng nên chủ nhà bán trả góp cho ông với giá 280 triệu đồng, không biết đến khi nào trả hết vì bệnh tình cứ kéo dài.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem