Quảng Nam đang phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn
Quảng Nam đang phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn
Trương Hồng
Thứ hai, ngày 25/03/2024 14:22 PM (GMT+7)
Ngành Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam đã tập trung chỉ đạo sản xuất, phát huy tối đa các nguồn lực, thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ sang tư duy kinh tế nông nghiệp, triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, nghị quyết để phát triển ngành, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội.
Ngành nông nghiệp Quảng Nam chuyển mình trong khó khăn…
Những ngày cuối tháng 3/2024, chia sẻ với NTNN, ông Phạm Viết Tích - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, năm 2023 là năm bản lề, có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025.
Thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của Chính phủ, kết luận số 91-KL/TU Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ năm, khóa XXII về phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, ngành nông nghiệp và PTNT đã tập trung chỉ đạo sản xuất, phát huy tối đa các nguồn lực, thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ sang tư duy kinh tế nông nghiệp, triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, nghị quyết để phát triển ngành, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội.
"Việc triển khai kế hoạch ngành trong năm 2023 đối mặt nhiều khó khăn, thách thức như, giá vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn còn biến động tăng cao, nhất là các vật tư thiết yếu như phân bón, xăng dầu…
Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự hỗ trợ của các cấp, các ngành và địa phương; sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của bà con nông dân và cộng đồng doanh nghiệp, HTX nhằm giúp ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng trưởng so với cùng kỳ, tiếp tục là bệ đỡ của nền kinh tế tỉnh trong năm 2023", ông Tích chia sẻ.
Theo đó, năm 2023 nông nghiệp Quảng Nam tiếp tục phát triển ổn định theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản năm 2023 ước đạt 15.665 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó nông nghiệp đạt 9.343,9 tỷ đồng, tăng 3,9%; lâm nghiệp đạt 1.830 tỷ đồng, tăng 5,6%; thủy sản đạt 4.490,7 tỷ đồng, tăng 1,7%.
"Năm 2023 số lượng xã đạt chuẩn NTM, NTM kiểu mẫu, NTM nâng cao tăng theo kế hoạch đề ra. Chương trình OCOP toàn tỉnh có 351 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP, đặc biệt sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của nhân dân, sức lan tỏa của chương trình ngày càng lớn và mang giá trị độc đáo của địa phương, tạo hấp dẫn cho du khách trong nước và quốc tế", ông Tích cho biết.
Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, xanh và tuần hoàn
Ông Phạm Viết Tích cho biết, năm 2024, dự báo ngành nông nghiệp còn tiếp tục với nhiều khó khăn, thách thức, từ tác động của giá vật tư nguyên liệu đầu vào, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi có tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; thời tiết diễn biến bất thường, nắng nóng gay gắt hơn, nguy cơ hạn hán, thiếu nước nặng nề do tác động của El Nino…
Mặc dù vậy, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam vẫn đặt mục tiêu phát triển tốc độ tăng giá trị toàn ngành 3,5%. Để đạt được những mục tiêu đề ra, toàn ngành nông nghiệp, nông thôn tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, hiện đại, kinh tế tuần hoàn; chuyển đổi hệ thống nông nghiệp, lương thực thực phẩm theo hướng "minh bạch, trách nhiệm và bền vững".
Trong đó, mục tiêu chính là, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng nhóm sản phẩm chủ lực có lợi thế của tỉnh (lúa giống, gỗ nguyên liệu, cây ăn quả, rau thực phẩm, cây dược liệu, tôm, bò thịt, lợn thịt, yến và khai thác hải sản nghề cá) và đáp ứng nhu cầu sản phẩm của xã hội, phục vụ cho xuất khẩu, gắn với nguồn lực xây dựng NTM; phấn đấu vượt mục tiêu tăng trưởng của năm ở mức cao nhất, trên 3,5%.
Bên cạnh đó, ngành sẽ xây dựng và tổ chức sản xuất hàng hóa các vùng sản xuất tập trung gắn với tiêu thụ, chế biến; trong đó cây dược liệu, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh, Quế Trà My và phát triển một số cây trồng dược liệu mới khác...; phát triển vùng nguyên liệu, dự án Khu công nghiệp, nông nghiệp Chu Lai (THACO), Trung tâm Công nghiệp Dược liệu…
"Đặc biệt, tiếp tục đổi mới và phát triển việc liên kết với HTX, doanh nghiệp gắn với việc xây dựng và quản lý cấp mã vùng trồng, vùng nuôi đảm bảo chất lượng nông sản, nhãn hiệu hàng hóa, cùng với chuyển đổi số để tiếp cận thị trường tiêu thụ nông sản, hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản, hàng hóa trong nước và phục vụ cho xuất khẩu. Tăng cường mạnh mẽ các biện pháp chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trong khai thác hải sản.
Đi kèm sẽ là đẩy mạnh việc chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sạch vào sản xuất. Xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp đa giá trị gắn với du lịch, mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, mô hình kinh tế tuần hoàn (chăn nuôi - trồng trọt - chế biến), chuyển đổi số trong chăn nuôi…
Cuối cùng là, tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các huyện miền núi đẩy nhanh tiến độ và các nguồn lực từ các chương trình, dự án trên địa bàn, nâng cao năng lực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, cùng với giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới bền vững vùng miền núi…", ông Tích nhấn mạnh.
Mục tiêu của kế hoạch phát triển ngành năm 2024, trong đó giá trị sản xuất nông lâm thủy sản theo giá so sánh 2010 phấn đấu đạt 16.210 tỷ đồng, tăng 3,4% so với năm 2023; Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 505.000 tấn, trong đó, sản lượng lúa 445.000 tấn; Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 63.500 tấn; sản lượng trứng gia cầm đạt 220 triệu quả; Diện tích trồng rừng mới tập trung đạt 22.000 ha; sản lượng gỗ khai thác đạt trên 1.670.000 m; Tổng sản lượng thủy sản đạt 127.000 tấn.
Phấn đấu có thêm ít nhất 8 xã đạt chuẩn NTM, nâng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 138 xã/193 xã, đạt tỷ lệ 71,5; Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95,9%; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 58,92%...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.