Quảng Ngãi: Xót xa cau chín rụng đầy gốc vì không có ai mua

Công Xuân Thứ tư, ngày 01/01/2020 15:20 PM (GMT+7)
Trái ngược với những vụ trước, có thời điểm giá tăng lên đến 30.000 đồng/kg, hiện giá cau trái tươi ở huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) rớt xuống thảm hại chỉ còn khoảng 3.000 đồng/kg. Theo đó công leo hái thu hoạch bán chưa bằng nửa so với tiền công đi làm thuê/ngày, nên hàng ngàn hộ dân trồng cau trong huyện bỏ mặc cho trái chín rụng đầy gốc.
Bình luận 0

img

Hàng chục năm qua cau là một trong số loại cây trồng chính của người dân ở huyện miền núi Sơn Tây. Nhà ít thì vài chục, nhiều lên đến cả ngàn cây/hộ. Với tổng diện tích toàn huyện tính bằng con số 1000 ha, nhiều nhất ở Quảng  Ngãi. Vì vậy nên nơi đây còn được ví là "thủ phủ", xứ "ngàn cau" của tỉnh này.

img

img

Tuy nhiên trái ngược niềm vui giá cau trái tươi tăng vọt của những vụ trước đó (có thời điểm lên đến 30.000 đồng/kg), hiện giá rớt thảm hại chỉ còn khoảng 3000 đồng/kg trái. Theo đó công leo hái thu hoạch bán chỉ bằng nữa so với tiền công đi làm thuê, nên hàng ngàn hộ dân trồng cau ở huyện Sơn Tây bỏ mặc cho trái chín rụng đầy gốc.

img

img

img

img

“Mấy vụ thu hoạch cau trước nhà nào cũng vui mừng vì giá rất cao, thương lái tranh nhau mua. Có lúc sợ có người trộm cau bà con còn phải canh gác. Nhưng vụ này không những rớt giá mà còn không có người mua nên buồn lắm. Hy vọng cau chỉ mất giá tạm thời, vụ sau sẽ lại được giá", ông Đinh Văn Hua, ở xã Sơn Dung giải bày.

img

Ông Đinh Quang Ven- Quyền Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây, cho biết: "Thời gian qua cây cau tuy có những năm rớt giá nhưng vài năm sau lại tăng giá, mang lại thu nhập cao bà con nơi đây. So với nhiều cây trồng khác trên địa bàn như cây keo, cây sắn thì cau vẫn có giá trị hơn. Cây keo thì phải 5-6 năm mới cho khai thác và sau đó phải trồng lại. Thời gian trồng đến khi thu hoạch cũng từng ấy thời gian, nhưng lại cho thu liên tục vào những năm sau đó".

img

Theo ông Ven điều băn khoăn nhất của chính quyền huyện Sơn Tây là đầu ra cho sản phẩm cau. Do đó UBND huyện đã phối hợp với Viện Quy hoạch Nông nghiệp - Bộ NN&PTNT để đưa một số giống cây vào trồng dưới tán cây cau như: Hành Hà Lan, ổi Nữ Hoàng, cây sả,... để người dân vẫn có thu nhập khi cau bị rớt giá.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem