Vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tăng mạnhTrong 5 năm qua, tổng nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Quảng Ninh đạt hơn 22.877 tỷ đồng. Riêng trong 3 năm (từ 2011 đến tháng 6.2013), thực hiện chương trình huy động xây dựng nông thôn mới đạt hơn 18.717 tỷ đồng, vượt so với đề án xây dựng nông thôn mới Quảng Ninh giai đoạn 2010–2020 đề ra là 15.946 tỷ đồng.
Đáng chú ý là quy định của Trung ương đối với nguồn vốn ngân sách là 40%, tỉnh thực hiện 26,12%; dân góp quy định 10%, tỉnh thực hiện 13,36%; vốn tín dụng quy định 30%, tỉnh thực hiện 60,52%.
Sản xuất miến dong riềng tại xã Húc Động, Bình Liêu (Quảng Ninh)
Ngành thủy sản và lâm nghiệp phát triển bứt pháTrên cơ sở các quy hoạch được phê duyệt, cùng với chính sách thu hút, khuyến khích sản xuất, ngành sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản đã chuyển dịch cơ cấu hợp lý hơn. Từ 2009-2012, tỷ trọng giá trị sản xuất các lĩnh vực có ưu thế tăng- thủy sản tăng từ 43,5% lên 48,2%; lâm nghiệp tăng khá từ 9,3% lên 11,6%; trồng trọt tăng nhẹ từ 30% lên 31,2%.
Tuy nhiên, tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi giảm từ 15% xuống còn 9%, không đạt mục tiêu đề ra (40% vào năm 2010). Tăng trưởng của ngành nông nghiệp trung bình 3,8%/năm đạt mục tiêu quốc gia (3,5–4%/năm), nhưng chưa đạt mục tiêu của tỉnh (tăng trưởng 5,3-5,5%/năm).
Hình thành các vùng sản xuất tập trungVới nhiều chính sách hỗ trợ của tỉnh, các vùng sản xuất tập trung đã dần được hình thành, dù ở quy mô chưa lớn nhưng có vị trí vai trò rất quan trọng, tạo tiền đề cho sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện phân bổ, giữ ổn định diện tích đất trồng lúa đến năm 2015 là 26.590ha và đến năm 2020 là 25.000ha để đảm bảo an ninh lương thực cho 50 vạn dân. Vùng lúa Đông Triều: 3.000ha, Quảng Yên 5.000ha; vùng rau, hoa (Quảng Yên 90ha; Hạ Long 50ha); vùng hoa 50ha ở Hoành Bồ, Đông Triều; vùng chè (Hải Hà 1.000ha; Đầm Hà 100ha); vùng cây ăn quả (Đông Triều 1.060ha; Uông Bí 318ha); vùng trồng cây dong riềng 114ha ở Bình Liêu.
Tổng sản lượng thuỷ sảnđạt 88.000 tấn/nămVề thực hiện chiến lược kinh tế biển gắn với an ninh quốc phòng, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều chính sách đầu tư cho khai thác đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, xây dựng các khu dịch vụ hậu cần nghề cá, neo đậu tránh trú bão, sản xuất giống và đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản trên biển.
Thủy sản có tốc độ tăng trưởng khá, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư vào sản xuất nhiều loài giống mới có năng suất, giá trị kinh tế cao. Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2020 theo Chương trình hành động số 22 của Tỉnh uỷ Quảng Ninh là 130.000-150.000 tấn, trong đó khai thác 45.000-50.000 tấn, nuôi trồng đạt 100.000-105.000 tấn. Chỉ tiêu này có khả năng đạt vì hiện nay đã đạt 88.000 tấn/năm.
Công nghiệp chế biến tập trung vào gỗ, chèCông nghiệp chế biến phát triển tập trung vào chế biến nông lâm (gỗ, chè) thủy sản với công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại.
Cơ giới hóa được đầu tư, tuy nhiên mới dừng ở mô hình nên tỷ lệ sử dụng máy trong sản xuất còn đạt thấp (toàn tỉnh hiện có 605 cơ sở chế biến nông lâm sản, trong đó có 348 doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ (trong đó có 18 đơn vị chế biến dăm gỗ xuất khẩu); 2 xưởng chế biến chè công suất 3.000 tấn/năm; 3 cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi công suất 3.000 tấn/năm; chế biến nhựa thông 9.000 tấn/năm. Chế biến thủy sản có 6 nhà máy.
Đời sống nông dân được cải thiện nhiều mặtTỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Quảng Ninh giảm nhanh, từ 5,18% vào năm 2008 xuống còn 3,69% vào 2012 (mục tiêu đề ra dưới 5%). Năm 2012, thu nhập bình quân khu vực nông thôn là 1,158 triệu đồng/người/tháng; gấp 1,27 lần so với năm 2010.
Ước tính năm 2013, thu nhập bình quân là 1,326 triệu đồng/người/tháng, gấp 1,45 lần so với năm 2010. Theo tiến độ, đến năm 2015 thu nhập bình quân của người dân nông thôn ước đạt 20 triệu đồng/người/năm. Đến hết năm 2013, toàn tỉnh có 18/24 xã đồng bằng (chiếm tỷ lệ 75%) có tỷ lệ hộ nghèo dưới 6%; có 64/91 xã miền núi (chiếm tỷ lệ 70,3%) có tỷ lệ hộ nghèo dưới 10%.
Số dân khu vực nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ 76,5% (2008) lên 90% (2012), đạt cao hơn mục tiêu đề ra 75-80%. Hơn 73% số dân vùng nông thôn tham gia các hình thức bảo hiểm y tế. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thường xuyên trên 98,6%. Trên 40% người dân thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao, 83,4% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 65% đạt danh hiệu làng, khu phố văn hóa. Công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải, nước thải ở khu vực nông thôn đã được chú trọng.
8 xã chạm đích nông thôn mớiChương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai quyết liệt, chủ động, sáng tạo với cách làm riêng và phù hợp đặc điểm tình hình của tỉnh đã đạt kết quả bước đầu rất quan trọng, NTM phát triển bền vững. Năm 2012, Quảng Ninh có 8 xã cơ bản đạt tiêu chí NTM, vượt 2 xã so với kế hoạch. Dự kiến năm 2013, có 26 xã cơ bản đạt tiêu chí, tăng 10 xã so với kế hoạch. Dự kiến đến 2015, Quảng Ninh sẽ có trên 82 xã cơ bản đạt tiêu chí NTM và tỉnh Quảng Ninh lúc đó cơ bản đạt tiêu chí là tỉnh NTM, về đích trước 5 năm so với cả nước.
Hoàng Sơn ( Hoàng Sơn)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.