Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thực hiện các Quyết định số 1088, 1094 của Bộ NNPTNT về việc phê duyệt đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025 và đề án nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng, tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế được lựa chọn để xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng phục vụ chế biến và xuất khẩu với quy mô thực hiện từ nay đến năm 2025 phát triển mới được 23.000 ha rừng gỗ lớn đạt chuẩn.
Để thực hiện mục tiêu này, đến nay, 2 tỉnh đã thành lập được 126 tổ khuyến nông cộng đồng với 897 thành viên. Trong đó, tỉnh Quảng Trị thành lập được 112 tổ với 877 thành viên; tỉnh Thừa Thiên - Huế thành lập được 14 tổ với 68 thành viên.
Năm 2022, Bộ NNPTNT chọn 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế để xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng phục vụ chế biến và xuất khẩu. Mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên - Huế phát triển mới 23.000ha rừng gỗ lớn đạt chuẩn.
Mặc dù các tổ khuyến nông cộng đồng mới thành lập và đi vào hoạt động trong thời gian ngắn nhưng khá hiệu quả. Các thành viên của các tổ đã về cơ sở, các địa phương và có những hoạt động tư vấn, hỗ trợ, chuyển giao khoa học công nghệ, góp phần phát triển các HTX nông nghiệp, thông tin định hướng thị trường sản phẩm nông sản cho nông dân.
Tại hội thảo Khuyến nông cộng đồng trong phát triển vùng nguyên liệu gỗ lớn ở Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức mới đây, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận về thực trạng và giải pháp thúc đẩy cấp chứng chỉ rừng Việt Nam; các vấn đề liên kết chuỗi sản xuất gỗ lớn; tổ chức HTX trong liên kết sản xuất gỗ lớn; vai trò và trách nhiệm của cán bộ khuyến nông, khuyến nông cộng đồng trong phát triển vùng nguyên liệu gỗ lớn...
Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên - Huế, tổ khuyến nông cộng đồng là một trong những điều kiện trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, rất cần thiết đối với xu thế phát triển nông nghiệp địa phương và bà con nông dân.
Tuy nhiên, tổ khuyến nông cộng đồng chưa đảm bảo đa ngành theo yêu cầu, hiện nay các địa phương thiếu cán bộ kỹ thuật về lâm nghiệp. Các tổ khuyến nông cộng đồng chưa được đào tạo và thiếu kỹ năng và kinh nghiệm về thị trường, quản trị HTX, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, truy xuất nguồn gốc, chuyển đổi số… Hiện cũng chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí cho tổ khuyến nông cộng đồng cho nên tổ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động.
Theo ông Trần Cẩn - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị, việc thành lập tổ khuyến nông cộng đồng phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp của tỉnh, là "cánh tay" nối dài trong hoạt động khuyến nông, truyền tải thông tin kỹ thuật đến với người dân một cách hiệu quả nhất.
Do mới được thành lập và đi vào hoạt động nên các tổ khuyến nông cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn trong chỉ đạo, điều hành hoạt động; các thành viên còn hạn chế về kiến thức để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ; đặc biệt là kiến thức về phát triển thị trường, quản trị HTX, liên kết theo chuỗi giá trị.
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả khuyến nông cộng đồng
Cũng theo ông Trần Cẩn, các tổ khuyến nông cộng đồng thiếu trang thiết bị và kinh phí. Đối với hoạt động trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn, phần lớn tài chính các hộ chủ rừng còn hạn chế, chủ yếu nguồn vốn huy động từ các khoản vay, do đó việc đăng ký tham gia trồng rừng gỗ lớn còn gặp nhiều khó khăn; hộ dân trồng rừng không đủ điều kiện sinh kế để lấy ngắn nuôi dài. Ngoài ra, diện tích rừng trồng còn manh mún, tập trung ở các vùng sâu, giao thông đi lại còn khó khăn nhất là vào mùa mưa; người dân đang còn e ngại về giá cả, đầu ra, rủi ro về thiên tai...
Ông Lê Chí Công - Tổ trưởng Tổ Khuyến nông cộng đồng cụm Vĩnh Linh - Gio Linh - Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, cho biết: "Tổ khuyến nông cộng đồng ở Quảng Trị có địa bàn hoạt động rộng, đường sá đi lại giữa các hộ cá thể và hộ tập thể, đường đi lại cho vùng nguyên liệu là chưa có. Trang thiết bị đang còn rất là thiếu, nơi làm việc hầu như chưa có, chủ yếu là mượn phòng tạm, gặp đâu là làm đó".
Trước những ý kiến chia sẻ, kiến nghị của địa phương, ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đề nghị trung tâm khuyến nông các tỉnh trên cơ sở những kết quả thảo luận tại hội thảo tiếp tục tham mưu cho sở NNPTNT xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả, tác động của khuyến nông cộng đồng đến sản xuất nông nghiệp; ảnh hưởng của tổ khuyến nông cộng đồng đến kiện toàn hệ thống khuyến nông cơ sở, công tác khuyến nông để nhân rộng trong giai đoạn tới.
Đồng thời tiếp tục hướng dẫn các tổ khuyến nông cộng đồng đã thành lập thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ, đặc biệt là trong việc phối hợp với các doanh nghiệp, HTX triển khai các nội dung dịch vụ. Đề xuất các cơ chế chính sách cụ thể cho tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.