Nuôi cá lia thia, tưởng đơn giản như ăn trái nhãn là khó chưa ló cái khôn ở Long An.
Ráo riết bắt loài cá tuổi thơ, hiếu chiến làm mắm đặc sản, Long An tìm cách nuôi nhân tạo, kết quả ra sao?
Trần Đáng
Thứ sáu, ngày 11/03/2022 06:00 AM (GMT+7)
Ông Bùi Văn Tín, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đức Huệ (Long An) vừa cho biết, đơn vị này đang thử nghiệm nuôi cá lia thia đồng thương phẩm, một công việc vô tiền, khoáng hậu.
Theo ông Bùi Văn Tín, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đức Huệ (Long An), giờ nguồn cá lia thia trên các cánh đồng trũng, bưng biền ở Đức Huệ gần như cạn kiệt. Muốn có cá thia lia, người dặm bắt phải đi lên giáp biên giới với Campuchia, hoặc sang tỉnh khác.
Cạn kiệt nguồn cá lia thia trên đồng
Cá lia thia có khả năng sinh tồn mạnh mẽ. Cá thích nghi tốt với điều kiện lũ lụt, hạn hán. Cá sinh sản quanh năm. Nhưng với kiểu dặm bắt tận diệt hiện nay, đồng trủng Đồng Tháp Mười gần như cạn kiệt nguồn cá này.
20 năm theo nghề dặm bắt cá lia thia bán, giờ ông Phạm Văn Bổn (xã Thạnh Đông, Đức Huệ) thấm thía khi nguồn cá này cạn kiệt trên đồng.
Ông Bổn nhớ lại, trước đây, nguồn cá lia thia rất dồi dào. Mỗi ngày đi dặm bắt, một người kiếm cả chục kg.
Đề án này do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đức Huệ phối hợp Khoa Thủy sản (trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) thực hiện.
Nếu thành công sẽ triển khai mô hình cho nông dân. Nông dân có thể tận dụng ruộng, trủng, bưng… để lưu trữ, ương và nuôi cá lia thia đồng nhằm nâng cao sản lượng đánh bắt, tăng thu nhập.
Ông Bổn cho rằng, nếu muốn nuôi cá lia thia phải tạo môi trường như tự nhiên, hạn chế nuôi lẫn lộn cá khác tránh hao hụt cá lia thia.
Tuy nhiên, anh Lê Văn Thông, một người dân tại xã Mỹ Thạnh Tây (Đức Huệ) nghi ngờ việc nuôi cá lia thia thương phẩm nhân tạo thành công.
Theo anh Thông, việc đồng bưng bao la, dồi dào cá lia thia còn không đủ cung cấp cho các cơ sở làm mắm thì nuôi nhân tạo nhỏ lẻ chẳng ăn thua.
"Phải đột biến cách nuôi, như nuôi cá lia thia công nghiệp thì may ra", anh Thông hiến kế.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.