Loại rau được mệnh danh là rau "quốc dân" giá rẻ như cho, chợ Việt nào cũng bán, trồng được quanh năm

An Nguyên Thứ ba, ngày 08/08/2023 18:52 PM (GMT+7)
Là loại rau phổ biến nhất trên mâm cơm của người Việt, bởi giá thành rẻ, dễ chế biến, rau muống được xem là loại rau "quốc dân" phù hợp với hầu hết khẩu vị của người Việt. Đặc biệt, rau muống còn là loại rau giá trị dinh dưỡng cao.
Bình luận 0

Rau muống - Loại rau "quốc dân" xuất hiện thường xuyên liên tục trên mâm cơm của gia đình Việt

Rau muống là loại rau quá đỗi quen thuộc ở nước ta. Đây là một loại rau dân dã phổ biến, dễ ăn và cũng dễ chế biến.

Rau muống có thể được chế biến thành các món ăn đơn giản và thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày của người Việt như như: xào, luộc. Ngoài ra, rau muống còn được chế biến thành nhiều món ăn khác như nộm, gỏi rau muống...

Loại rau được mệnh danh là rau "quốc dân" vì tần suất xuất hiện trên mâm cơm của người Việt, trồng được quanh năm - Ảnh 1.

Trồng rau muống rất dễ và có thể trồng được quanh năm.

Bình thường, giá một mớ rau rơi vào khoảng 5.000-7.000 đồng/mớ, thời điểm đắt cũng chỉ lên tới 10.000-20.000 đồng/mớ. Nhờ giá rẻ và dễ ăn nên rau muống được nhiều người sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày.

Rau muống là một loại rau ăn lá thuộc họ bìm bìm. Do chúng được trồng phổ biến khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, vì vậy, phân bố tự nhiên của loài này vẫn chưa xác định được. Tại Việt Nam, rau muống là một loại rau rất được nhiều người ưa chuộng.

Rau muống thường mọc bò trên đất, có thân rỗng, dày và thường có rễ mắt. Lá rau muống có hình ba cạnh, đầu nhọn, dôi khi hẹp và dài. Hoa rau muống thường có màu trắng hoặc hồng tím, ống hoa tím nhạt. Quả rau muống nang tròn, thường chứa 4 hạt có lông màu hung.

Tại Việt Nam, có 2 loại rau muống là rau muống trắng và rau muống tía.

Rau muống trắng

Loại rau được mệnh danh là rau "quốc dân" vì tần suất xuất hiện trên mâm cơm của người Việt, trồng được quanh năm - Ảnh 2.

Rau muống là một trong những loại rau xuất hiện nhiều nhất trên mâm cơm của người Việt.

Kích thước của loại rau muống này nhỏ và thường được gieo trồng theo luống đất, không cần tưới nhiều nước. Loại rau muống này thường được xào, luộc cùng các nguyên liệu khác vừa đầy đủ dinh dưỡng vừa thơm ngon.

Rau muống tía

Loại rau được mệnh danh là rau "quốc dân" vì tần suất xuất hiện trên mâm cơm của người Việt, trồng được quanh năm - Ảnh 3.

Rau muống tía hay còn gọi là rau muống đồng, rau muống đỏ ít phổ biến hơn rau muống trắng.

Loại rau muống này có thân màu đỏ, kích thước to hơn và trông rất mọng nước. Chúng thường được trồng hoặc mọc tự nhiên tại những nơi có nhiều nước, độ ẩm cao. Loài này còn được gọi là rau muống đồng, rau muống ruộng hoặc rau muống đỏ.

Rau muống - Loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, canxi gấp 12 lần cà chua

Trước đây, rau muống mọc tràn lan ở bờ ruộng, kênh ngòi, thường được nông dân cắt mang về cho lợn ăn vì nó rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng. Tuy nhiên, ngày nay rau muống được trồng đại trà trên cạn, thậm chí là trồng thuỷ sinh, chất lượng rất đảm bảo và an toàn nên được ưa chuộng.

Thông thường, rau muống được trồng trong nước rộng rãi, chúng phát triển nhanh, mọc tốt, tươi xanh, non hơn so với rau muống mọc trên cạn.

Rau muống là thực phẩm có tính hàn, chứa kali và nhiều nguyên tố khác, có tác dụng điều chỉnh cân bằng nước, làm giảm độ axit trong đường ruột.

Loại rau được mệnh danh là rau "quốc dân" vì tần suất xuất hiện trên mâm cơm của người Việt, trồng được quanh năm - Ảnh 4.

Từ rau muống có thể chế biến được đa dạng các món ăn khác nhau.

Đặc điểm nổi bật nhất của nó là rất giàu canxi, 100g rau muống chứa 147mg canxi, trong khi 100g cà chua chỉ chứa 12,25mg canxi, gấp 12 lần cà chua. Vào mùa hè, mọi người thường thích ăn rau muống hơn, giúp bổ sung canxi, một bát nước rau muống thêm chút chanh giúp giải nhiệt rất hiệu quả.

Niacin và vitamin C chứa trong rau muống có thể làm giảm cholesterol và chất béo trung tính, đồng thời có tác dụng giảm béo và giảm cân. Chất diệp lục trong rau muống được mệnh danh là “thần dược xanh”, có thể làm sạch răng, ngừa sâu răng, khử mùi hôi miệng, làm đẹp da, là sản phẩm làm đẹp.

Loại rau được mệnh danh là rau "quốc dân" vì tần suất xuất hiện trên mâm cơm của người Việt, trồng được quanh năm - Ảnh 5.

Ngày hè, có thể biến tấu rau muống thành các món nộm thanh mát.

Ngoài ra, rau muống rất giàu cellulose thô, bao gồm cellulose, hemiaellulose, lignin, chất nhầy và pectin, v.v, có chức năng thúc đẩy nhu động ruột, nhuận tràng và giải độc. Rau muống có tính mát, nước rau có tác dụng ức chế staphylococcus aureus và streptococcus, có thể ngăn ngừa nhiễm trùng. Vì vậy, nếu ăn thường xuyên vào mùa hè có thể phòng chống say nắng, giải nhiệt, mát huyết giải độc, phòng trị kiết lỵ.

Loại rau này thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường, người già hay bị táo bón, tĩ, đại tiện ra máu, lở loét, mụn nhọt. Do rau muống có tính mát nên dùng gia vị có tính nóng để xào nấu để cân bằng tính chất của rau muống. Mặc dù vậy người bị tỳ vị hư hàn, phân lỏng nên ăn ít hoặc không ăn sẽ tốt hơn.

Rau muống - Loại rau có thể trồng được quanh năm suốt tháng

Rau muống là loại rau có thể phát triển tốt ở môi trường đất ẩm ướt, nhiệt độ cao và cần có ánh nắng mặt trời. Địa điểm trồng rau muống bạn có thể trồng trên sân thượng, trước ban công hoặc nơi nào trống xung quanh nhà.

Đối với việc trồng rau muống cạn, nếu nhà bạn có đất vườn rộng thì có thể lên luống trồng còn nếu diện tích đất hẹp thì bạn có thể chọn trồng trong thùng xốp, xô, chậu… tuy nhiên với những loại vật dụng này bạn nhớ đục lỗ dưới đáy để thoát nước, thùng nên kê cao cách mặt đất 4cm.

Loại rau được mệnh danh là rau "quốc dân" vì tần suất xuất hiện trên mâm cơm của người Việt, trồng được quanh năm - Ảnh 6.

Rau muống là loại rau rất dễ sống và không kén đất.

Rau muống là loại rau rất dễ sống và không kén đất chỉ cần có đủ nước và ánh sáng là cây có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Loại đất thích hợp nhất để trồng rau muống là đất có nhiều bùn, đất thịt hoặc đất hơi ngập nước.

Nên bón phân lót chuồng hoặc phân hữu cơ sinh học trước khi trồng rau khoảng 7 đến 10 ngày, nhớ làm đất tơi xốp, nhặt bỏ rác trong đất sau đó mới reo hạt hoặc trồng bằng phần thân già của cây rau.

Chăm sóc rau muống

Tưới nước:

Nên thường xuyên tưới nước cho rau đặc biệt vào mùa khô nắng, tuy nhiên bạn cần lưu ý vào mùa mưa nên che rau cẩn thận để tránh mưa làm rau dập nát.

Bón phân:

Ở giai đoạn rau 3-4 lá bạn sẽ thấy lá rau có màu vàng nhạt do thiếu đạm và rễ chưa phát triển vì vậy ở giai đoạn này bạn nên bón thêm phân đạm, lân và urê để giúp rau muống phát triển tốt.

Sau 10-15 ngày sau bạn pha lượng phân NPK hoặc phân DAP với nước rồi tưới đều trên rau muống lúc chiều mát.

Loại rau được mệnh danh là rau "quốc dân" vì tần suất xuất hiện trên mâm cơm của người Việt, trồng được quanh năm - Ảnh 7.

Hoa của rau muống khá đẹp.

Về thu hoạch rau muống thì thời gian thu hoạch rau phụ thuộc vào nhiệt độ, nước và điều kiện chăm sóc nhưng thông thường thời gian thu hoạch rau muống là trong vòng 4 - 6 tuần sau khi gieo trồng. Khi rau muống cao khoảng 30 - 40cm thì bạn cắt ngang gốc cách gốc cây 3cm để rau tiếp tục mọc thêm cây con. Sau khi cắt rau bạn nên pha lượng đạm, lân và urê với nước loãng rồi tưới cho rau.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem