Rét đậm, cây trồng khốn đốn

Thứ tư, ngày 12/01/2011 12:11 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Không chỉ đàn gia súc, gia cầm bị thiệt hại vì rét đậm rét hại, những ngày qua, cây trồng vụ đông, nhất là những trà lúa đông xuân ở miền Trung và trên mạ xuân sớm ở phía Bắc, cũng khốn đốn.
Bình luận 0
img
Nông dân Hà Nam chống rét cho mạ đông xuân 2011.

Rau màu không chịu thấu

Bất chấp cái rét cùng những hạt mưa lạnh thấu xương, gia đình ông Trịnh Văn Tuân ở tiểu khu 40 thị trấn Nông trường Mộc Châu (Sơn La) vẫn huy động cả 4 nhân khẩu ra vườn rau để chống rét cho mấy trăm m2 rau xanh sắp đến kỳ thu hoạch.

Xoa 2 bàn tay bê bết đất vào nhau cho đỡ cóng, ông Tuân xuýt xoa: Làm rau mà gặp trời lạnh rất tốt, nhưng lạnh quá, lại kéo dài thế này thì rau dễ chết lắm. 5 hôm trước tôi đã phải mua nilon về căng bạt cho vườn rau. Cứ đà này thì đến Tết chả có rau mà ăn chứ nói gì đến bán.

img Trong nền nhiệt độ thấp như hiện nay, việc đảm bảo đủ nước, tăng phân bón, chất dinh dưỡng cho cây trồng vụ đông, nhất là các loại rau màu để giữ ấm, phải được tiến hành thường xuyên. img

Ông Ngô Tiến Dũng - Phó Cục trưởng Cục BVTV

Không chỉ rau màu mà đến cây công nghiệp cũng không chịu lạnh thấu. Ông Võ Nhật Duy - Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Sơn La cho biết: Thời tiết này cũng đang đặt ra không ít gay cấn cho cây cao su.

Hiện chúng tôi đã có trên 5.400ha cao su, trong đó có hơn 1.400ha mới trồng. Giá lạnh đang đe doạ sức sống của loại cây vốn ưa nóng ấm này. Thời tiết hiện chưa thể ấm lên mà còn rét kéo dài thế này, nên cả công ty đang phải chia thành nhiều nhóm đi kiểm tra và hướng dẫn nông dân chống rét cho cây cao su.

Xã chuyên trồng rau lagim (rau sống các loại) Tân Minh, huyện Thường Tín (Hà Nội) chìm trong mưa, rét với cái lạnh dưới 100C. Bà Nguyễn Thị Chúc, một hộ trồng rau ở đây cho biết:

Nếu thời tiết ấm, chỉ chừng 1 tuần hoặc chục ngày nữa là có thể thu được một lứa húng nhưng cứ lạnh như thế này thì phải nửa tháng, thậm chí 20 ngày rau mới thu hoạch được. "Sắp Tết Nguyên đán, cứ rét mãi thế này lấy rau đâu mà bán. Có chăm như con mọn thì từ giờ đến Tết chắc cũng chỉ thu được một lứa nữa"- bà Chúc thở dài.

Không khí lạnh kéo dài và mưa dầm những ngày qua đã làm hàng trăm ha lúa đông xuân ở tỉnh Quảng Trị vừa gieo sạ không thể nảy mầm. Nặng nhất là các huyện Hải Lăng, Gio Linh, đặc biệt là huyện miền núi Đakrông. Hàng chục ha lạc của người dân miền núi cũng nằm im trong đất không thể nảy mầm.

Không thể chủ quan

Trao đổi với NTNN, ông Hà Văn Um - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lai Châu cho biết: "Từ đầu vụ, chúng tôi đã khuyến cáo bà con gieo mạ cần che phủ nilon 100%. Hiện nhiều huyện như Tân Yên, Than Uyên… bà con đã có thói quen che phủ nilon cho mạ phòng tránh rầy, tránh rét".

Tuy nhiên, dù đã được khuyến cáo từ đầu vụ, nhưng một số nơi nông dân vẫn chưa có thói quen che phủ nilon phòng tránh bệnh, tránh rét đậm, rét hại cho các trà mạ đông xuân và rau màu.

Còn theo TS. Phan Huy Thông - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, dù chưa có thiệt hại trên cây trồng, nhưng ở các địa phương đã gieo mạ xuân sớm cần đảm bảo 100% diện tích được che phủ nilon, duy trì nước trong ruộng đồng thời bón bổ sung tro bếp, giữ ấm cho mạ.

"Nếu nhiệt độ dưới 10C thì kiên quyết không cấy lúa xuân sớm"- ông Thông khẳng định. Hơn nữa, theo ông Thông, các địa phương cần chủ động nguồn giống lúa dự phòng, đảm bảo chất lượng để gieo mạ bổ sung hoặc gieo thẳng đảm bảo thời vụ nếu rét đậm, rét hại kéo dài gây chết mạ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem