Rượu
-
Không giống như một số dân tộc ít người khác, một năm thường có nhiều cái Tết, người Thái trên cao nguyên Mộc Châu chỉ ăn tết chung với Tết Nguyên đán của cả nước. Theo tập tục, người Thái bắt đầu ăn tết từ ngày 25 tháng chạp âm lịch cho tới hết mồng 10 tháng giêng của năm mới.
-
Từ chuồng trại của các “vua dê” Ninh Bình, thịt dê được xả và tiêu thụ ngay tại chỗ để làm nên đặc sản đất Ninh Bình. Câu "rượu ngon, cơm cháy, thịt dê", là những món ẩm thực nổi tiếng đã được lan truyền cả nước vì sự đặc sắc, đậm đà bản sắc của vùng đất cố đô.
-
Trước đây, do cách tính khác nhau nên Tết của người Mông diễn ra trước Tết Nguyên đán 1 tháng. Theo quan niệm của người Mông, một năm không có tháng thiếu và không có năm nhuận. Mỗi tháng có 30 ngày đều đặn, ngày thứ 361 là ngày mồng 1 Tết.
-
Ở miền Tây Nam bộ, cứ vào chiều tối 30 (hay 29), nấu nướng xong xuôi, vợ chồng con cháu tựu họp đủ mặt là bắt đầu dọn đồ cúng để làm lễ rước ông bà.
-
Năm năm trở lại đây, cứ mỗi dịp chuẩn bị đón xuân về, đồng bào Cơ Tu ở miền núi Quảng Nam lại chuẩn bị đầy đủ mâm quả cúng theo phong tục Tết Nguyên đán cổ truyền và cùng nhau thưởng thức bữa cơm tất niên chan chứa tình đoàn kết của bản làng.
-
Theo kinh nghiệm từ ngàn năm truyền lại thì trong các lễ hội truyền thống, cưới hỏi của người La Chí không thể thiếu hương vị của rượu Cu Ì. Vì vậy trong những ngày tết này, rượu Cu Ì càng không thể thiếu trên bàn tiệc của người La Chí.
-
Tết Xuân là ngày tết chung của 56 dân tộc của Trung Quốc (TQ). Ngoài dân tộc Hán ra, có nhiều dân tộc thiểu số cũng đón mừng ngày tết truyền thống theo những tập tục của dân tộc mình.
-
Rượu hoắng (còn gọi là rượu nếp cái), được ủ bằng loại nếp thượng hạng nhất với loại men ngon nhất trong vòng 20 ngày và nếu để càng lâu thì hương vị rượu càng đậm đà. Bởi vậy bà con ở vùng Lơ Ku (huyện Kbang, Gia Lai) thường bắt tay làm rượu hoắng từ khoảng đầu tháng 12 âm lịch.
-
Những ngày cuối năm xe cộ dập dìu, từng dòng người nối đuôi nhau ra đường để đi xem chợ Tết. Đâu đó nơi góc phố lặng, có vài cụ già đang ngồi bên cái mâm nhỏ như khấn nguyện điều gì... Chợt tôi giật mình nhận ra hôm nay là ngày 23 âm lịch. Chắc là giờ đây nơi quê nhà, ba tôi đang đưa ông Táo về Trời giống như mọi năm.
-
Quan niệm dân gian cho rằng phải cúng ông Công, ông Táo giữa trưa 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, theo chuyên gia phong thủy gia chủ có thể cúng vào bất kỳ giờ nào trong ngày này.